Năm 2012, vượt
qua nhiều thách thức, các cấp uỷ đảng khu vực phía Nam đã tích cực, chủ động triển khai
thực hiện các nhiệm vụ đề ra đầu năm. Những kết quả đạt được về xây dựng Đảng
đã phản ánh những nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác tổ chức xây dựng
đảng.
Nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết
Trung ương (TƯ) 4 (khóa XI)
Sau khi Bộ
Chính trị ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 24-2-2012, Kế hoạch số 08-KH/TW
ngày 12-3-2012 về thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI), Ban Tổ chức TƯ đã ban
hành Hướng dẫn số 11-HD/ BTCTW về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay”. Trên cơ sở Chỉ thị, Kế hoạch, Hướng dẫn của TƯ, các ban tổ
chức tỉnh, thành ủy trong khu vực đã kịp thời nghiên cứu, tham mưu để cấp uỷ
ban hành chỉ thị, chương trình, kế hoạch, chỉ đạo các ban đảng chủ động xây
dựng hướng dẫn tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; kịp
thời tổ chức các hội nghị quán triệt Nghị quyết của TƯ và triển khai thực hiện
chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các ban đảng TƯ và kế hoạch;
hướng dẫn của cấp mình đến cán bộ chủ chốt đương chức và nguyên chức. Đồng thời
chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai ở các cấp ủy trực thuộc, mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. 100% tỉnh, thành ủy trong khu vực đã
hoàn thành việc kiểm điểm cán bộ, đảng viên ở cấp tỉnh, cấp huyện và tương
đương; 97% số sở, ban, ngành cấp tỉnh; 89,7% cơ sở (TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
chưa hoàn thành); 77% phòng, ban cấp huyện đã hoàn thành kiểm điểm. Các tỉnh,
thành ủy đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả kiểm điểm; hoàn chỉnh các văn bản,
báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình; thông báo, tiếp thu ý kiến
góp ý sau kiểm điểm.
Thực hiện Nghị
quyết TƯ 4 (khóa XI), hầu hết cấp ủy đảng các cấp đều tiến hành kiểm điểm, đảm
bảo đúng quy trình, thời gian quy định. Một số tỉnh đã có nhiều cách làm sáng
tạo. Ví như ở Bình Thuận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy có thư ngỏ xin ý kiến góp ý
rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về một số vấn đề cấp bách trong
công tác xây dựng đảng. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai ngoài việc kiểm điểm
trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn kiểm điểm trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh. Tỉnh An Giang khi lấy ý kiến góp ý gửi kèm theo dự thảo bản kiểm điểm
của tập thể và cá nhân để các nơi đóng góp. Sau khi tập thể và từng cá nhân
trong Ban Thường vụ xem xét, tiếp thu, bổ sung, giải trình hoàn thiện bản Kiểm
điểm mới đưa ra họp kiểm điểm. ở tỉnh Kiên Giang ý kiến đóng góp của các tổ
chức và cá nhân được tổng hợp, sắp xếp thành nhóm, phân ra những vấn đề cần
tiếp thu và những vấn đề cần giải trình, làm rõ, kiểm điểm sâu ở từng ngành.
Tuy nhiên, Nghị
quyết TƯ 4 nêu vấn đề rất hệ trọng, nhưng mới đạt được kết quả bước đầu, nhân
dân còn nhiều băn khoăn. Cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ, bền bỉ các giải
pháp và có sự kiểm tra, chỉ đạo chặt chẽ việc sửa chữa những hạn chế, khuyết
điểm sau khi kiểm điểm.
Thực hiện đồng bộ công tác tổ chức, cán bộ,
bảo vệ chính trị nội bộ.
Các ban tổ chức
tỉnh ủy, thành ủy trong khu vực đã tổ chức quán triệt, tập huấn về Điều lệ Đảng
và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng. Tham mưu cho cấp uỷ rà soát, sửa đổi, bổ
sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, đoàn thể; quy định
về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan tham mưu; thành lập các
phòng chuyên môn thuộc ban tổ chức các tỉnh, thành uỷ.
Hoàn thành việc
tổng kết Nghị quyết số 42-NQ/TW về quy hoạch cán bộ và Nghị quyết số 11-NQ/TW
về luân chuyển cán bộ. Nhiều địa phương đã chủ động triển khai rà soát, bổ sung
quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2010-2015, ban hành kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các
cấp ủy, các ban, ngành trực thuộc xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020.
Chú trọng tạo nguồn và giới thiệu cán bộ để đưa vào quy hoạch, nhất là cán bộ
trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc. Ngoài việc xác định quy hoạch cán bộ cấp
dưới là nguồn để quy hoạch cán bộ cấp trên, nhiều địa phương đã giới thiệu
nguồn để thực hiện quy hoạch “động” và “mở”. Yêu cầu các cấp uỷ trực thuộc phát
hiện, giới thiệu cán bộ để xem xét, quy hoạch vào ban chấp hành, ban thường vụ
cấp uỷ và các chức danh chủ chốt của tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2015-2020. Đồng
thời có kế hoạch, lộ trình thực hiện quy hoạch theo đúng hướng dẫn của Trung
ương. 22/22 tỉnh ủy, thành ủy trong khu vực đã hoàn thành quy hoạch cán bộ ở
cấp cơ sở, cấp huyện, sở, ban, ngành và tương đương, (đang đối chiếu, rà soát
theo Hướng dẫn số 15-HD/ BTCTW ngày 5-11-2012 của Ban Tổ chức TƯ) để báo cáo
kết quả cho các cơ quan tham mưu thẩm định, lập thủ tục trình ban thường vụ
tỉnh uỷ, thành ủy xem xét, phê duyệt. Có 9/22 tỉnh ủy, thành ủy (Tây Ninh, Bình
Phước, Bình Dương, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Đồng Tháp và TP. Cần
Thơ) hoàn thành việc quy hoạch cán bộ cấp tỉnh nhiệm kỳ 2015- 2020 và đã báo
cáo kết quả. Các tỉnh còn lại đang tiến hành thực hiện quy hoạch theo hướng dẫn
mới, phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 1-2013.
Nhiều tỉnh uỷ,
thành uỷ đã kịp thời xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ trong quy hoạch để
đảm nhận các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp dưới nhằm bồi dưỡng, rèn luyện cán
bộ qua thực tiễn và tích cực tạo nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ sau như Kiên Giang,
Hậu Giang, Cần Thơ và Tiền Giang...
Ban tổ chức cấp
uỷ các cấp đã tham mưu cho cấp uỷ tiếp tục củng cố, kiện toàn, bổ sung đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành theo thẩm quyền và phân cấp quản
lý cán bộ, đồng thời tham mưu với cấp uỷ thực hiện quy trình đề nghị Ban Bí thư
bổ sung 18 đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, giới thiệu bầu bổ sung
4 đồng chí ủy viên ban thường vụ tỉnh uỷ các tỉnh, trong đó Long An 2, Bến Tre
1, Tây Ninh 3, Bình Dương 1, Đồng Tháp 2, Vĩnh Long 2, Hậu Giang 3, Sóc Trăng
3, Tiền Giang 4, Ninh Thuận 1.
Năm 2012, các
ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ trong khu vực đã tham mưu để cấp uỷ cử 539 đồng
chí đi học sau đại học, 77.090 lượt đồng chí học lý luận chính trị, bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng và chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu hết ban tổ chức các tỉnh uỷ,
thành uỷ đều phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, khu vực
III và khu vực IV tiến hành mở lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ tại chức) tại
địa phương để tăng cường bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ trong quy
hoạch. Một số tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án tiếp nhận, bố trí sinh viên
tốt nghiệp đại học hệ chính quy về công tác tại xã như Bến Tre, Vĩnh Long, Tây
Ninh.
Chính sách bảo
đảm vật chất, động viên tinh thần được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có nền nếp.
Trong năm đã kịp thời tiến hành thẩm tra, xác minh, tham mưu kết luận về vấn đề
lịch sử chính trị và chính trị hiện nay phục vụ đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch cán
bộ và phát triển đảng viên.
Coi trọng công tác xây dựng TCCSĐ và đảng
viên
Thực hiện Hướng
dẫn số 07-HD/BTCTW của Ban Tổ chức TƯ về đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên
năm 2012, các địa phương tiến hành xây dựng tiêu chí, biểu điểm cụ thể đối với
từng loại hình TCCSĐ để hướng dẫn việc đánh giá, phân loại sát hợp và thực chất
hơn. Hầu hết các địa phương đều gắn việc kiểm điểm, đánh giá kết quả với việc
thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, coi đây là một
trong những nội dung chủ yếu để xem xét đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên.
Thực hiện Hướng
dẫn số 38-HD/BTCTW ngày 9-3-2010 của Ban Tổ chức TƯ, các ban tổ chức tỉnh uỷ,
thành uỷ tham mưu cấp uỷ tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch, lựa chọn thí
điểm và chỉ đạo mở rộng thành lập các đảng bộ cơ sở cơ quan đảng, mặt trận-đoàn
thể và đảng bộ cơ sở cơ quan chính quyền cấp huyện trực thuộc cấp uỷ huyện,
quận và tương đương; có nơi thành lập 3 đảng bộ là khối Đảng, Mặt trận - đoàn
thể và khối chính quyền. Đến nay, hầu hết các địa phương đã cơ bản hoàn thành
việc thành lập đảng bộ cơ sở các khối trực thuộc huyện, thị, thành ủy.
Trên cơ sở
Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 2-3-2012 của Ban Tổ chức TƯ về nội dung sinh hoạt
chi bộ, các ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ đã tham mưu với cấp uỷ xây dựng kế
hoạch, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc triển khai thực hiện, nhằm nâng cao chất
lượng, hạn chế tính hình thức trong sinh hoạt chi bộ hoặc trùng lặp với nội
dung sinh hoạt chuyên môn.
Từ đầu nhiệm kỳ
đến nay, hầu hết các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy trong khu vực đều tham mưu
cho cấp uỷ xây dựng kế hoạch, đề án phát triển đảng viên nhằm làm giảm dần số
ấp, khu phố, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng và đảng viên. Nhiều tỉnh thực hiện
tốt công tác này như Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Nai, Bình Phước, Cà Mau,
Đồng Tháp và Lâm Đồng. Đến cuối tháng 12-2012, toàn khu vực đã kếp nạp 48.041
đảng viên, tăng so với cùng kỳ 3.789 đảng viên. Trong đó 24.633 đảng viên là
đoàn viên, học sinh, sinh viên, 758 người dân tộc thiểu số, 13.555 trí thức,
1.987 người có tôn giáo.
Việc tặng, truy
tặng Huy hiệu Đảng các loại theo Điều lệ Đảng (khoá XI) được thực hiện có nền
nếp, đúng quy định.
Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đáng khích lệ, một số cấp uỷ đảng chưa thực sự chú trọng đến
công tác tổ chức xây dựng đảng. Việc cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ
trương trong công tác then chốt có lúc chưa kịp thời, nghiên cứu chưa sâu, còn
mang tính hình thức, hoặc chờ đợi hướng dẫn của cấp trên. Công tác quy hoạch
cán bộ còn khép kín, nguồn quy hoạch chưa được mở rộng, lúng túng trong việc
xác định độ tuổi để đưa vào quy hoạch. Đánh giá cán bộ còn nặng về hình thức,
chưa nêu được những hạn chế, khuyết điểm cụ thể và giải pháp khắc phục. Một số
địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp,
chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện để nâng cao trình độ cán bộ, nhất
là cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng đảng, ảnh hưởng đến tiến độ và chất
lượng của công tác tham mưu cho cấp uỷ. Công tác chính sách cán bộ đôi lúc còn
lúng túng và chưa sát với thực tiễn.
Một số cấp uỷ
cấp trên trực tiếp chưa kiên quyết chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể để củng cố,
kiện toàn TCCSĐ yếu kém. Công tác phát triển đảng viên chậm so với kế hoạch đề
ra. Một số văn bản quy định của TƯ còn triển khai chậm. Một số nơi tiến hành sơ
kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của TƯ chưa sâu, nội dung báo cáo chất
lượng chưa tốt.
Từ thực tiễn xin có một số đề xuất:
1. Trung ương
sớm giao biên chế cho các cơ quan đảng, mặt trận và đoàn thể các cấp theo yêu
cầu nhiệm vụ mới. Giao thêm biên chế dự phòng cho các cơ quan đơn vị để tạo
nguồn và khi luân chuyển cán bộ đi, đến không ảnh hưởng định biên của đơn vị.
2. Có hướng dẫn
về quy trình thực hiện công tác cán bộ thuộc diện TƯ quản lý để các tỉnh, thành
ủy có cơ sở thực hiện.
3. TƯ lập các
đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4 ở các tỉnh, thành phố có
sự tham gia của các vụ địa phương để kịp thời phát huy những nơi làm tốt và
phát hiện, chấn chỉnh những nơi thực hiện chưa đạt yêu cầu.
4. Tổ chức khảo
sát về thực hiện các hướng dẫn của Ban Tổ chức TƯ về TCCSĐ để làm rõ và tạo sự
thống nhất về tổ chức. Tiếp tục khảo sát, đánh giá, tham mưu cho Ban Bí thư, Bộ
Chính trị nghiên cứu bổ sung các quy định, cơ chế chính sách để mở rộng thực
hiện mô hình bí thư đồng thời chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện.
Nguyễn Trung Trực
Vụ trưởng Vụ Địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương