V.I.Lênin nói về tư cách, đạo đức của người đảng viên của đảng cầm quyền

Chào đời năm 1870, năm 1894 khi mới 24 tuổi Lênin đã gia nhập Đảng Xã hội dân chủ Nga, rồi trở thành người tổ chức và lãnh đạo cách mạng Nga. Năm 1905 Lênin tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản dân chủ Nga, 12 năm sau Lênin và Đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng tháng 10 Nga thành công, sáng lập nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, sáng lập Quốc tế Cộng sản, mở ra trang sử mới cho cách mạng vô sản thế giới phát triển.

V.I.Lênin trở thành lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Kế tục sự nghiệp của Mác-Ăngghen, V.I.Lênin đã đấu tranh kiên quyết để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác, giải quyết đúng đắn các vấn đề về lý luận và thực tiễn cho cuộc cách mạng vô sản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa lũng đoạn toàn thế giới và nêu ra những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

V.I.Lênin đã đấu tranh kiên quyết bảo vệ tinh thần cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chống lại sự xuyên tạc của bọn cơ hội chủ nghĩa và phát triển thiên tài cả ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác (triết học - kinh tế chính trị học - chủ nghĩa xã hội khoa học) giải quyết đúng đắn về lý luận, thực tiễn các vấn đề đặt ra trong cách mạng vô sản toàn thế giới.

Hai năm sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, năm 1919 V.I.Lênin đã cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế Cộng sản 3 để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.

Là người sáng lập Đảng cộng sản (B) Nga. Lênin nói "giành chính quyền đã khó việc giữ chính quyền lại càng khó hơn", nên V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến vai trò của cán bộ, đảng viên Liên-xô khi Đảng cầm quyền, Người đã có những lời dạy cụ thể, nêu ra những yêu cầu thiết thực về tư cách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên phải phấn đấu, rèn luyện trong thực tiễn hoạt động cách mạng đang còn nhiều khó khăn, đầy rẫy thù trong giặc ngoài.

V.I.Lênin đã dạy: Trước hết, người cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản phải là người có giác ngộ về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lòng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác, với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của giai cấp vô sản, vì hạnh phúc của nhân dân lao động".

Khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, người đảng viên phải luôn luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, trung thành với lý tưởng cộng sản, chấp hành đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước Xô Viết.

Đảng viên phải đảm đương trọng trách quản lý đất nước, quản lý xã hội, biết tự mình làm gương cho quần chúng lao động thấy một mẫu mực về lòng trung thành đối với lợi ích của những người lao động, hết lòng hết sức phục vụ giai cấp vô sản, phục vụ nhân dân lao động trong nước, ủng hộ cách mạng vô sản trên thế giới.

Người đảng viên của Đảng cầm quyền phải là người có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năng lực là trình độ hiểu biết, nắm vững quy luật phát triển của sự vật để cải tạo sự vật, là trình độ nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác, là khả năng chuyên môn, là bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Phải có ý thức tổ chức và kỷ luật cao, Đảng mạnh là nhờ có tổ chức mạnh, tính tổ chức và kỷ luật nghiêm minh, chặt chẽ. Lênin xác định Tính tổ chức là sự thống nhất của hành động thực tiễn". Cán bộ, đảng viên phải quan hệ mật thiết với quần chúng, chăm lo lợi ích của nhân dân, phát huy năng lực và trí tuệ của họ, tìm kiếm trọng dụng và đề bạt nhân tài trong quần chúng vào các cương vị lãnh đạo, quản lý nhà nước, tôn trọng quyền làm chủ của mọi người.

Chỉ có qua việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng giao cho, qua hoạt động trong tổ chức đảng, chỉ có "Tắm mình trong phong trào quần chúng, sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình", người cán bộ, đảng viên mới trưởng thành, được tôi luyện, và mới có được những phẩm chất cao quý tốt đẹp.

Theo Lênin, để trở thành người cán bộ, đảng viên "Sống trong lòng quần chúng" phải là người cán bộ của quần chúng, do quần chúng và phục vụ lợi ích của nhân dân; muốn thế cán bộ phải là người đủ phẩm chất, năng lực, đủ cả đức và tài suốt đời phục vụ nhân dân.

Để có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ năng lực đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân, xây dựng quốc gia lớn mạnh, trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ nâng cao các tổ chức Đảng phải kiên quyết đấu tranh "không khoan nhượng" với tệ quan liêu, tham nhũng, kiên quyết chống hiện tương không dứt khoát, không rành mạch về nhiệm vụ được giao cho mỗi người và chống cả tình trạng hoàn toàn vô trách nhiệm do hiện tượng đó gây ra. Trở thành Đảng cầm quyên, Đảng phải xây dựng những con người của bộ máy nhà nước, xây dựng thành đội ngũ cán bộ thật sự gương mẫu và vững mạnh, nắm vững quan điểm: "quyền lực của cán bộ thực chất là quyền lực của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. "Nhân dân trao cho cán bộ sử dụng quyền lực Nhà nước để quản lý, tổ chức xây dựng xã hội mới, để phục vụ nhân dân. Cán bộ phải chịu trách nhiệm về vận mệnh phát triển của dân tộc, sự phồn vinh của đất nước, cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Nếu cán bộ thiếu đức, thiếu tài, không tận tâm, tận lực phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, lãnh đạm, bàng quan, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước tâm tư, tình cảm, cuộc sống và quyền lợi của nhân dân thì không thể có được lòng tin nơi quần chúng.

Nói về vai trò vĩ đại của V.I.Lênin với cách mạng thế giới và nước ta, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trước đây và chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta sau này đã có những nhận định rất đúng đắn khách quan và kính phục. Ngay từ giữa tháng 7-1920 đọc báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp đăng bài "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của "Lênin" đã gây xúc động lớn đến Người, trong luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cũng hiểu được phần chính luận cương của Lênin làm cho Người rất cảm động, phấn khởi sáng tỏ, tin tưởng biết bao, vui mừng đến phát khóc lên... từ đó Người hoàn toàn theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ 3 (cuối năm 1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng cộng sản Pháp).

Hơn 32 năm sau, khi đã là Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên báo Nhân dân ngày 24-1-1952 tại Việt Bắc đánh giá rõ về vai trò vĩ đại của Lênin vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng thế giới:

"Lênin là người thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác-Ăngghen, là Người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Lênin là người đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”. V.I.Lênin là Người thầy vĩ đại nhất của giai cấp vô sản toàn thế giới.

 

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất