Những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Lê Duẩn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 7-4-1907 ở làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân từ một gia đình lao động, có truyền thống yêu nước, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường cách mạng vô sản. Đồng chí Lê Duẩn tham gia phong trào yêu nước từ năm 1926, tham gia và hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ năm 1928 và đến năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn

Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn một nhà lãnh đạo lối lạc, nhà chiến lược chính trị, quân sự có tầm cỡ, “là nhân vật mang tầm vóc lịch sử hiện đại, chỉ xếp sau Hồ Chí Minh” (Nhà báo Trần Bạch Đằng), được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khâm phục và trân trọng. Riêng đối với nhân dân, cán bộ và chiến sĩ Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn là "Ngọn đèn 200 nến",  “người của Cụ Hồ trong Nam” và được gọi với cái tên thân thiết “Anh Ba”. Trong những năm đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa, với tầm nhìn xa, anh Ba Lê Duẩn đã đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường đổi mới, để đến hôm nay sau hơn 30 năm đổi mới đất đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

55 năm Học viện Báo chí -Tuyên truyền xây dựng và phát triển

Tiền thân là Trường Tuyên huấn Trung ương, với nhiều tên gọi phù hợp nhiệm vụ từng giai đoạn, 55 năm qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) đào tạo, bồi dưỡng hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận, công tác tư tưởng, báo chí - truyền thông. Trong đó, có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống các trường Ðảng, trường đại học, cao đẳng, hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác truyền thông, quản lý ở các nhà xuất bản, cơ quan báo chí trong cả nước.

Bàn thêm về vấn đề "tự phê bình và phê bình" hiện nay

Đảng đã có nhiều nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng: Nghị quyết Trung ương Sáu (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI… Gần đây, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ đã khẳng định và đề cao tự phê bình và phê bình, coi đó là một trong những biện pháp quyết định để tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Ngày 1-4-1992 tỉnh Ninh Bình được tái lập, sự kiện này đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh. Quyết định đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước vào thời điểm đó đã làm nên lịch sử Ninh Bình hôm nay, mở ra một tương lai tươi sáng, đầy tiềm năng để tỉnh Ninh Bình vững bước đi lên.

Phú Yên phát triển đảng viên và tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân

Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Phú Yên hiện có 49 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), trong đó có 29 TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân (gồm có 4 đảng bộ cơ sở và 24 chi bộ cơ sở) được chia theo các loại hình như sau: 4 TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần, 24 TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân, 1 TCCSĐ trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài, với tổng số 540 đảng viên, gần 7.000 lao động.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đoàn, hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) có Kết luận số 80-KL/TW ngày 29-7-2010 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh công tác xây dựng đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi chung là doanh nghiệp ngoài nhà nước - DNNNN), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nghị quyết chuyên đề, kế hoạch và hướng dẫn về thành lập, củng cố và phát triển tổ chức đoàn, hội trong các DNNNN, đồng thời triển khai nhiều giải pháp cụ thể để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đoàn, hội, góp phần tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân.

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục tập trung làm tốt 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chủ yếu

Sau một ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, chiều 4-3, Hội nghị toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 đã bế mạc, hoàn thành chương trình đề ra. Đồng chí Phạm Minh Chính (ảnh bên), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu kết luận này.

Xây dựng Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong tình hình mới

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng - quân sự trong tình hình mới, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) xác định trọng tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho những năm tới là: Thường xuyên chăm lo xây dựng BĐBP vững mạnh toàn diện, lấy chất lượng chính trị làm trung tâm, đủ sức làm nòng cốt, chuyên trách trong xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Mới nhất

Xem nhiều nhất