Bảo đảm hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Công tác bảo đảm hậu cần (BĐHC) cho chiến dịch Điện Biên Phủ được ví như một kỳ tích trong lịch sử quân sự Việt Nam. Khi nói về chiến thắng Điện Biên Phủ - một chiến dịch có quy mô lớn nhất về binh lực và hỏa lực  của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp, không thể không nhắc tới vai trò của công tác BĐHC chiến dịch.

Mặt trận Tây Nguyên trong Đông - Xuân 1953-1954 những trận đối đầu quyết liệt phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Mặt trận Tây Nguyên trong Đông - Xuân 1953-1954 là một trong những hướng tiến công lợi hại của quân và dân ta. Thực hiện ý định chiến lược của Trung ương Đảng, các lực lượng vũ trang cách mạng đã cùng với nhân dân các dân tộc Tây Nguyên liên tiếp mở những trận tập kích, phục kích quân xâm lược Pháp, tiêu diệt, tiêu hao, phân tán, giam chân lực lượng địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng đối phó. Thắng lợi của mặt trận Tây Nguyên trong Đông - Xuân 1953-1954 đã góp phần làm thất bại kế hoạch Na-va, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ, tạo thế và lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ đi đến thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.

Những dấu ấn mãi nhớ về người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta

Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đồng chí sinh ngày 1-5-1904 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng mất đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã để lại cho các thế hệ tiếp nối những dấu ấn không thể nào quên.

Tinh thần ngày Quốc tế Lao động 1-5 sống mãi với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22-C/NV/CC ngày 18-2-1946 về những ngày nghỉ Tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1-5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân, lao động cả nước được nghỉ một ngày có hưởng lương. Kể từ đây, ngày 1-5 được coi là một trong những ngày lễ chính thức hằng năm của Nhà nước ta.

"Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!"

“Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!” chẳng những là lời căn dặn cuối cùng của đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đối với các chiến sĩ cộng sản lúc ấy mà còn là lời nhắn nhủ vang vọng tới tất cả các thế hệ tiếp theo hãy luôn đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của dân tộc lên trên hết, trước hết.

Mới nhất

Xem nhiều nhất