Trong tham luận tại Hội thảo nhân 30 năm ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ngày 5-7-1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Nhớ tới anh Thanh, tôi tưởng nhớ và vô cùng thương tiếc một người bạn chiến đấu thân thiết, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, một tướng lĩnh tài ba của quân đội ta, người đã có những cống hiến quan trọng vào sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam ta"(1).
Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và trong quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động cuối cùng bảo đảm cho bản án, quyết định của toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Do đó làm tốt công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng là góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.