Tân Bình xây dựng hợp tác xã kiểu mới

  

                                   Máy gặt của HTX Tân Bình đang gặt lúa ngoài đồng.

Ý tưởng thành lập HTX

Khắc phục tình hình trên, HTX nông nghiệp Tân Bình đã được thành lập ngày 31-12-2003 tại ấp Tân Phú B, xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp với quy mô toàn xã. Tổng số thành viên là 1.189 hộ kinh tế gia đình; ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX là làm phục vụ sản xuất nông nghiệp như tưới tiêu, làm đất, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ vốn sản xuất, cắt gặt liên hợp, làm giống lúa và cây con, nước sinh hoạt nông thôn, phơi sấy và tồn trữ nông sản phẩm; tổng số lao động trong HTX là 78 người.

Trong những năm qua, HTX Tân Bình đã hướng dẫn kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như vận động, tuyên truyền về phát triển kinh tế hợp tác ở địa phương. HTX Tân Bình chú trọng nâng cấp bờ bao chống lũ kết hợp với giao thông nông thôn để khép kín đê bao sản xuất 3 vụ lúa trong năm; quy hoạch lại vùng chuyên canh lúa, màu, cơ cấu giống cây trồng có giá trị kinh tế. Phối hợp với trung tâm trạm, trại mở nhiều lớp tập huấn cho thành viên để chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong phòng trừ dịch bệnh trên cây lúa, cây ớt theo quy trình Việt Gáp; thay dần bón phân vô cơ thay thế bón phân hữu cơ để tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ máy quản lý vận hành theo phương thức tập trung dân chủ; xây dựng mối quan hệ hài hòa, đoàn kết gắn bó, trong đó vai trò ban kiểm soát được phát huy. Mặt khác, HTX luôn chủ động tận dụng thời cơ, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành để phát triển. Nếu năm 2003, HTX mới thành lập chỉ cung ứng 2 dịch vụ thì đến năm 2016 đã tăng lên 8 dịch vụ để phục vụ sản xuất và đời sống bà con.

Hiệu quả thiết thực

Mặc dù thời gian qua thời tiết không thuận lợi, thiên tai dịch bệnh trên cây trồng luôn tiềm ẩn nguy cơ, giá cả vật tư phân bón đầu vào cho sản xuất tăng cao, trong khi nông sản làm ra giá cả bấp bênh, luôn chịu cảnh được mùa mất giá, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Song HTX đã đề ra nhiều kế hoạch, giải pháp để ổn định và phát triển sản xuất. Về tưới tiêu, đã thay thế toàn bộ máy bơm dầu cũ kỷ tốn nhiều chi phí bằng các trạm bơm điện có công suất lớn để bảo đảm cho việc xuống giống tập trung và đồng loạt, bên cạnh hệ thống bơm điện hiện đại để tiêu úng cũng được đầu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất vụ thu đông hằng năm, việc thu phí tưới tiêu hàng vụ, HTX Tân Bình giảm từ 10% so với các vùng lân cận (vùng lân cận thu phí 2.000.000 đồng/ha, HTX Tân Bình chỉ thu 1.800.000 đồng/ha).

Việc cung cấp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hàng vụ cho thành viên HTX được ban quản trị HTX quan tâm nhằm ổn định sản xuất và thị trường giá cả. Hiện HTX cung cấp 60% nhu cầu chung hằng năm, có mức doanh thu từ 5,5 - 6 tỷ đồng; việc giảm lợi nhuận để hỗ trợ cho thành viên nghèo về lãi suất khi sử dụng phân bón thuốc BVTV cũng được HTX quan tâm giảm từ 1-2%/ tháng so với tư nhân. Việc đầu tư máy gặt liên hợp vào thu hoạch được HTX Tân Bình áp dụng từ năm 2010 đến nay. Hiện HTX có 4 máy gặt giúp cho việc thu hoạch nhanh gọn, góp phần ổn định giá cả ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho thành viên.

Đến cuối năm 2014, HTX Tân Bình cơ bản thực hiện khép kín các khâu trong sản xuất từ làm đất, tưới tiêu, cung ứng vật tư phân bón đến cắt gặt và phơi sấy tồn trữ và tiêu thụ, tạo được chuỗi giá trị trong sản xuất, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà Đồng Tháp. Nhằm sản xuất sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho địa phương, vụ hè thu 2016, HTX Tân Bình đã liên kết cùng Khoa Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) cung cấp sản phẩm hữu cơ chuyên dùng cho cây lúa, diện tích sản xuất 1ha tại HTX Tân Bình hiện trong giai đoạn thu hoạch, năng suất ước đạt 3,5 tấn/ha. Về lâu dài, HTX Tân Bình tiếp tục liên kết với Khoa Nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu và áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng xu thế tiêu dùng hiện nay.

Hiện nay, tổng số vốn hoạt động của HTX trên 21 tỷ đồng (tăng 14,6% so với năm 2014). Trong đó, vốn điều lệ là 937 triệu đồng, vốn tự có là 8,6 tỷ đồng, vốn liên doanh là 2,3 tỷ đồng và một số nguồn khác. Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2015 doanh thu 5,8 tỷ đồng (tăng 4,6% so với năm 2014), lợi nhuận 539 triệu đồng (tăng 11,1% so với năm 2014), nộp thuế 50 triệu đồng. Bình quân thu nhập của cán bộ HTX và lao động thường xuyên đạt 3 triệu đồng/tháng. Ngoài việc chú trọng sản xuất kinh doanh, HTX Tân Bình còn quan tâm đến phúc lợi xã hội như đóng góp “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, hỗ trợ học bổng, bảo hiểm cho học sinh nghèo, mua xe chuyển bệnh lên tuyến trên miễn phí, xây dựng nhà tình thương cho thành viên gặp hoàn cảnh khó khăn, tu sửa đường làng, thăm hỏi thành viên ốm đau… với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh các năm qua của HTX nông nghiệp Tân Bình, đã mang lại thành công rõ nét, quyền làm chủ tập thể được thể hiện, các kế hoạch đều được thông qua lấy ý kiến, diện tích sản xuất hàng năm đều đạt kế hoạch, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất từng bước được áp dụng, các giống lúa kém chất lượng từng bước được thay bằng giống chất lượng cao; những tồn tại, yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời được khắc phục; đời sống thành viên HTX từng bước được nâng cao, đến nay không còn hộ nghèo.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và Đề án phát triển vùng màu 5 xã cù lao huyện Thanh Bình, thời gian tới, HTX nông nghiệp Tân Bình sẽ chú trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng, mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước hiện đại nền nông nghiệp địa phương, phát triển đa dạng các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất,giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất