Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) lần thứ XXVII đề ra mục tiêu “Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến năm 2025 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu và là điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch của du khách trong và ngoài Thành phố”. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Đảng ủy xã đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, huy động sức mạnh toàn dân, sớm đưa xã về đích nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao hơn nữa mức sống cho nhân dân.
Khi mặt trời vừa ló dạng, trung tâm huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi đã bừng lên sinh khí của một ngày mới. Người và xe tấp nập, những cửa hàng, quán ăn, cà phê sáng đã nhộn nhịp, hối hả. Trên các ngả đường, người buôn bán, người vào nương rẫy, người tới công sở, học sinh nô nức đến trường nhộn nhịp, huyên náo. Ngày mới ở vùng cao Minh Long bây giờ là thế, không còn cảnh hoang sơ, đìu hiu của xứ “nghèo chồng nghèo” một thuở.
Trong mọi giai đoạn lãnh đạo giành và bảo vệ chính quyền, đề ra và thực hiện chính sách xã hội tiến bộ vì đời sống người lao động và nhân dân luôn được Đảng coi trọng. Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Chính sách xã hội phải luôn vì con người là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trở lại Lệ Thủy (Quảng Bình), vùng quê giàu truyền thống cách mạng giữa những ngày đầu năm 2024, trong ánh nắng vàng ruộm, bức tranh làng quê hiện lên thật sống động, tươi mới sắc màu. Từ vùng đất thuần nông nghèo khó ngày xưa, nay đã và đang từng ngày hồi sinh, trỗi dậy.
Khi mặt trời vừa ló rạng, đô thị trẻ Kỳ Anh đã bừng lên sinh khí của một ngày mới, những siêu thị, quán ăn, quán cà phê đã nhộn nhịp, hối hả. Người và xe tấp nập trên những cung đường nhựa thênh thang. Trên các ngả đường, người ra biển, người vào xưởng máy, người tới công sở, học sinh nô nức đến trường... Ngày mới ở Kỳ Anh bây giờ là thế, không còn cảnh thâm u, đìu hiu xứ “nghèo chồng nghèo” một thuở.
Già làng Ksor Kân trầm ngâm hồi lâu rồi nhớ lại ngày ấy, chỉ ước mong làm sao có đủ cơm ăn mà như mỗi lúc một xa vời. Đói giáp hạt, đói quanh năm, đói đến cồn cào gan ruột. Lòng ông quặn lại, trầm tư: “Buôn làng mỗi ngày càng bị dắt sâu vào chỗ tối mà không ai nghĩ được lối ra. May mà từ khi có chi bộ, có Đảng dẫn đường…”. Sau 48 năm thống nhất đất nước, miền đất đỏ Tây Nguyên với hoa cúc quỳ vàng tươi rực rỡ, những lô cao su xanh thẳm buôn làng, những vườn cà phê, chè, hồ tiêu xum xuê, trĩu trịt… đang bật dậy từ bàn tay, khối óc của những con người “năm xưa đi trong lửa đạn...”.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh sớm triển khai các nền tảng số phục vụ quản lý nhà nước, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn. Thái Nguyên cũng nằm trong Top 10 tỉnh của cả nước dẫn đầu về hạ tầng số.
Nhằm giải bài toán được mùa mất giá và tăng cường quảng bá hình ảnh nông sản địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch phát triển thị trường thương mại phi truyền thống, qua đó từng bước đưa nông sản chủ lực của Thái Nguyên “cất cánh”.
Việc thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) và công tác chuyển đổi số đã giúp Thái Nguyên tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.
Xác định việc đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thực hiện chuyển đổi số là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, thời gian qua, Ngành Thông tin và truyền thông đã có nhiều giải pháp nhằm xóa vùng lõm sóng di động, mở rộng dung lượng băng thông đường truyền, cung cấp in-tơ-nét chất lượng cao cho các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.