Thành phố Biên Hòa phát triển nông nghiệp đô thị, nông thôn hiện đại

Đồng Nai đang triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp đô thị cho vùng kinh tế Tây Nam tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 gồm 7 địa phương, trong đó có thành phố Biên Hòa. Theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp thành phố Biên Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thành phố Biên Hòa phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị với các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng ít đất, sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, tạo giá trị gia tăng cao.

Xây dựng vùng quê đáng sống từ mô hình “Làng thông minh” ở huyện Long Thành

Sau xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, Đồng Nai ứng dụng công nghệ số để phát triển kinh tế nông thôn, hình thành những vùng quê thông minh, nâng cao chất lượng đời sống người dân hơn nữa. Vì thế, mỗi xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 có ít nhất 1 mô hình “ấp thông minh” do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể. Xã Long Phước (huyện Long Thành) là một trong 3 xã trên địa bàn tỉnh được chọn thí điểm chuyển đổi số, sau đó sẽ nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Vietcombank - Ngân hàng thương mại tiên phong trong công tác xây dựng Đảng

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, luôn nổi bật không chỉ về kết quả kinh doanh mà còn trong công tác xây dựng Đảng. Qua từng giai đoạn phát triển, Đảng ủy Vietcombank đã nỗ lực thực hiện các nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tế và đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Huyện Tân Phú (Đồng Nai) nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Năm 2025, Đồng Nai phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao. Theo đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang chạy đua trong xây dựng NTM nâng cao để góp phần vào mục tiêu chung của tỉnh. Trong đó, huyện Tân Phú do đặc thù là huyện vùng núi, địa bàn rộng, dân cư thưa, yêu cầu đầu tư cho hạ tầng nông thôn lại rất lớn nên gặp nhiều khó khăn để đạt mục tiêu đề ra.

Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiêp đô thị ở Nhơn Trạch (Đồng Nai)

Năm 2015, huyện Nhơn Trạch là một trong những địa phương thuộc tốp đầu của tỉnh Đồng Nai và cả nước được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM). Trong công cuộc xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền huyện Nhơn Trạch luôn đặt nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở vị trí chiến lược, là cơ sở để phát triển bền vững. Với mục tiêu không ngừng nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, huyện tập trung chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị.

Xây dựng NTM ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai): Mục tiêu quan trọng nhất là không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân

Thống Nhất là huyện có nhiều đặc thù và lợi thế so sánh với các địa phương khác, trong đó nổi bật là diện tích đất nông nghiệp rất lớn (chiếm 83% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện); nhiều tuyến giao thông huyết mạch, kết nối đi các tỉnh, thành phố và có chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây. Năm 2015, Thống Nhất được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó, tiêu chí nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân luôn được địa phương đặt lên hàng đầu. Theo đó, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo phát huy những lợi thế của địa phương để đem lại cuộc sống ngày càng hạnh phúc cho nhân dân.

Xây dựng những vùng nông thôn đáng sống ở thành phố Long Khánh (Đồng Nai)

Thành phố Long Khánh từng là một trong 2 đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước đạt danh hiệu nông thôn mới (NTM) năm 2014. Ngay sau đó, Long Khánh tập trung xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. Hiện nay, Long Khánh có 2/4 xã và 3 khu dân cư đạt NTM kiểu mẫu; phấn đấu năm 2024, 2 xã còn lại cũng đạt NTM kiểu mẫu.

Sóc Trăng: Tạo chuyển biến rõ rệt nhờ phân công cán bộ tỉnh theo dõi xã, phường, thị trấn

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, bảo bảo quốc phòng - an ninh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã ban hành Thông báo số 310-TB/TU ngày 10-11-2021 và Quy chế số 10-QĐ/TU ngày 19-10-2021 về việc phân công 95 đồng chí cán bộ cấp tỉnh theo dõi, phụ trách 109 đảng bộ xã, phường, thị trấn, giai đoạn 2021-2025. Đây là một cách làm sáng tạo, góp phần thực hiện tốt chủ trương tăng cường cán bộ về cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh.

Đồng Nai: Phát huy vai trò “đi trước” của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, bằng việc xác định rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng và tinh thần gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, phong trào xây dựng NTM ở Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn tại các địa phương trong tỉnh.

Đồng Nai giữ gìn bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Đồng Nai đã quan tâm bố trí nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện các tiêu chí về văn hóa. Qua đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Mới nhất

Xem nhiều nhất