Năm 2022, Thái Nguyên có 13/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,25%, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 18.500 tỷ đồng; tỉnh tiếp tục duy trì trong tốp đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư FDI, với số vốn FDI tăng thêm trong năm trên 1,5 tỷ đô-la Mỹ và nằm trong Top 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Có được những thành quả trên nhờ đóng góp không nhỏ của công tác triển khai chương trình chuyển đổi số.
Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sau thời gian triển khai đã dần đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, không những làm thay đổi tư duy mà còn thay đổi cách sống, làm việc, lao động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Chính nhờ nỗ lực của các ngành, các cấp trong triển khai công tác chuyển đổi số mà người Thái Nguyên đã dần trở thành những công dân số trong thời đại số.
Qua nửa nhiệm kỳ triển khai Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tạo dựng thế và lực mới cho phát triển bền vững.
Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Với tinh thần thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023.
Phát triển công nghiệp được Thanh Hóa xác định là một trong năm trụ cột tăng trưởng. Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành công nghiệp Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 15,41%, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng hiện nay không còn là sự lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc, là hướng đi chiến lược nhằm giúp Ngành cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cá nhân công tác trong lĩnh vực ngân hàng cần có ý thức nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen trong việc thực hiện chuyển đổi số, không ngừng học tập, trau dồi tri thức, gia tăng khả năng kết nối, truyền tải, sử dụng và áp dụng chuyển đổi số vào công việc và cuộc sống thường ngày.
Những năm gần đây, các hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên diễn ra rất tích cực, sôi nổi. Tiêu biểu là các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong thanh niên, như: cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chương trình cập nhật kiến thức, đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị; các chương trình thông tin, thời sự, các câu lạc bộ lý luận trẻ, trí thức trẻ...
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch, phản động luôn lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật để ra sức chống phá Việt Nam, bởi vậy vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH), nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước cũng như là trung tâm nghiên cứu để hình thành hệ thống tri thức mới, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại, lãnh đạo, dẫn dắt xã hội (XH) về mặt trí tuệ và tư tưởng, thường xuyên là mục tiêu của nhóm đối tượng chống phá. Bởi vậy, cần phải làm rõ vai trò, từ đó xác định trách nhiệm các CSGDĐH trong XH trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Về thôn Mỹ Hưng, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang hôm nay, đường làng, ngõ xóm đều đã được nâng cấp thảm nhựa, bê tông hóa; cảnh quan môi trường được cải tạo thoáng mát, sạch đẹp, các tuyến đường rợp cây xanh bóng mát. Nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao được chỉnh trang, lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, thiết bị tập thể dục ngoài trời…
“Luồng gió” từ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2019 đã làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn xã Nghĩa Hòa. Bằng sức dân cùng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương, của tỉnh và huyện Lạng Giang, nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, công sở xã, nhà văn hóa các thôn đã được đầu tư xây dựng mới khang trang, NTM nâng cao toàn xã đang từng bước hoàn thiện. Trong đó, thôn Hạ là một thôn tiêu biểu trong xây dựng NTM của xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.