Thấm nhuần tư tưởng của Bác “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm”, thời gian qua việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng bộ xã Yên Khánh (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) tích cực triển khai thực hiện gắn với các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ở địa phương.
Trời đã ban Tây Hồ một báu vật vô giá đó chính là hồ Tây. Do đó, việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy toàn diện những tiềm năng, giá trị của hồ Tây là một trong ưu tiên quan trọng hàng đầu của quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung, đặc biệt trước yêu cầu, nhiệm vụ mới trong công tác quản lý Hồ Tây.
Từng bước cụ thể hóa Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17-3-2021 của Thành ủy Hà Nội về “phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, cùng với đó là Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22-2-2022 của Thành ủy Hà Nội về “phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, quận Tây Hồ dần khẳng định mình với nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ thành một trung tâm văn hóa du lịch của Thủ đô - mảnh đất Thăng Long “ngàn năm văn hiến”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định rõ mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ phát triển trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch, văn hóa của Thủ đô. Cùng với sự định hướng về việc đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô, Tây Hồ cũng mang một khát vọng lớn lao về việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa xứng tầm với những giá trị và tiềm năng sẵn có của quận. Khát vọng đó từng bước được khơi dậy và truyền cảm hứng bằng những chương trình, hành động cụ thể, mang dấu ấn đặc sắc riêng của quận Tây Hồ. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng gửi tới độc giả loạt bài 3 kỳ về chủ đề: “Tây Hồ: Khát vọng định vị trên bản đồ văn hóa”.
Chặng đường dựng xây, kiến thiết để huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thoát nghèo đang được bắt nguồn từ “cuộc cách mạng” khơi dòng, hợp sức trí tuệ của cả hệ thống chính trị để chủ trương, nghị quyết được cụ thể hóa bằng thực tiễn. Tinh thần “Đổi mới, hành động, khát vọng” được khởi xướng, cầm nhịp từ đội ngũ cán bộ chủ chốt đã tạo dựng niềm tin, nung ủ tâm huyết, khơi lên khát vọng trên vùng quê dưới chân núi Ngọc Linh.
Để góp phần đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng nói chung, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng nói riêng đi vào cuộc sống, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, nhằm cụ thể hóa nội dung của chỉ thị, nghị quyết hiệu quả, thiết thực.
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở vị trí gần cuối cùng trên bản đồ đất nước. Những năm gần đây, vượt qua nhiều khó khăn về vị trí địa lý, Bạc Liêu từng bước vươn lên trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển điện gió, du lịch và ngành công nghiệp tôm.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) lần thứ XXVII đề ra mục tiêu “Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến năm 2025 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu và là điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch của du khách trong và ngoài Thành phố”. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Đảng ủy xã đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, huy động sức mạnh toàn dân, sớm đưa xã về đích nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao hơn nữa mức sống cho nhân dân.
Khi mặt trời vừa ló dạng, trung tâm huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi đã bừng lên sinh khí của một ngày mới. Người và xe tấp nập, những cửa hàng, quán ăn, cà phê sáng đã nhộn nhịp, hối hả. Trên các ngả đường, người buôn bán, người vào nương rẫy, người tới công sở, học sinh nô nức đến trường nhộn nhịp, huyên náo. Ngày mới ở vùng cao Minh Long bây giờ là thế, không còn cảnh hoang sơ, đìu hiu của xứ “nghèo chồng nghèo” một thuở.
Trong mọi giai đoạn lãnh đạo giành và bảo vệ chính quyền, đề ra và thực hiện chính sách xã hội tiến bộ vì đời sống người lao động và nhân dân luôn được Đảng coi trọng. Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Chính sách xã hội phải luôn vì con người là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.