Ngày 7-8-2024, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024 cho lãnh đạo, cán bộ tại 14 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ và lãnh đạo, phóng viên một số cơ quan báo chí Trung ương.
Quyền con người là giá trị cốt lõi, vốn có mà nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật. Quyền con người ở nước ta về cơ bản đã tiệm cận với nhận thức của cộng đồng quốc tế, đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền, hài hòa mối quan hệ giữa các cá nhân và nhà nước, thực hiện chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ.
Tình trạng tội phạm ma túy lợi dụng công nghệ cao; sử dụng các ứng dụng, nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Telegram, Snapchat, Wechat…) để hoạt động phạm tội về ma túy như: mua bán trái phép chất ma túy; tổ chức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy; hướng dẫn, điều chế, sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy…, diễn ra phổ biến, phức tạp, dự báo sẽ là một trong những phương thức phạm tội chiếm tỉ lệ lớn trong thời gian tới.
Những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong… luôn tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai tự trị trong vùng đồng bào dân tộc Mông. Việc đề cao cảnh giác, nhận diện âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động là việc làm rất quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
An ninh con người là một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống có tính then chốt của ASEAN cũng như trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên của khối, trong đó có Việt Nam và Căm-pu-chia. Với tư cách là quốc gia láng giềng có chung đường biên giới cả đất liền lẫn trên biển, Việt Nam và Căm-pu-chia đang phải đối diện với những thách thức về an ninh con người xuyên biên giới. Việc sớm đưa ra các giải pháp ứng phó với các thách thức an ninh con người góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước nói chung và hợp tác xuyên biên giới nói riêng.
Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện cam kết về việc phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Vừa qua, Việt Nam và Ốt-xtrây-li-a đã tổ chức Vòng 19 Đối thoại nhân quyền Việt Nam - Ốt-xtrây-li-a tại Canberra, Ốt-xtrây-li-a.
Vừa qua, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 2024, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã đi được nửa chặng đường, tiếp đà cho những bước nhảy có tính đột phá trong những tháng cuối năm. Trong đó, những quyết sách quan trọng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cả nước đang đặt niềm tin vào các quyết sách và quyết tâm của cả hệ thống chính trị sớm đưa chính sách vào cuộc sống, giúp giải quyết các điểm nghẽn và tạo động lực với phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.
Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó đặt ra yêu cầu mới trong bảo đảm các quyền con người, nổi lên là tình trạng lừa đảo qua mạng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho xã hội. Việc ngăn chặn, kéo giảm tình trạng lừa đảo trên không gian mạng, bảo vệ người dùng đang ngày càng cấp thiết...