Ngày 27-6, tại Thụy Sĩ, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Giơ-ne-vơ Mai Phan Dũng đã dự phiên họp thường kỳ lần thứ 53 của Hội đồng Chấp hành Trung tâm Hành động bom mìn nhân đạo Giơ-ne-vơ (GICHD) và được bầu trở thành thành viên của Hội đồng.
Vừa qua, tại buổi tiếp Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc Biên Ba Trát Xi, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh mong muốn Việt Nam - Trung Quốc tích cực giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến xây dựng chính sách, huy động nguồn lực chăm lo cho đồng bào dân tộc…
Vừa qua, tại Niu Oóc, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận mở về chủ đề bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang dưới sự chủ trì của Hàn Quốc, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này.
Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng in-tơ-nét cao nhất thế giới với gần 80% dân số sử dụng, dữ liệu cá nhân (DLCN) của 2/3 dân số Việt Nam đang Việt Nam được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau. Trong hai năm 2022, 2023, Việt Nam đã khởi tố 5 vụ án hình sự với hàng nghìn GB dữ liệu và hàng tỉ thông tin cá nhân bị mua bán. Điều này cho thấy cần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ DLCN trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo pháp luật quốc tế đang đặt ra cấp thiết.
Công lý và quyền tiếp cận công lý là một vấn đề quan trọng để thực hiện mục tiêu “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người (QCN), quyền công dân”. Bảo đảm công lý và quyền tiếp cận công lý đã được ghi nhận trong các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành, góp phần bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người, bảo đảm sự công bằng trong việc giải quyết và đưa ra các phán xử trong vụ án hình sự.
Các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để nghiên cứu và trình Quốc hội khoá XV phương án tối ưu nhất, đảm bảo quyền lợi của người lao động khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.
Bảo vệ sự phát triển của trẻ em là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại mà là nguồn nhân lực của tương lai. Do đó, các vấn đề liên quan đến quyền được phát triển của trẻ em là một trong những mối quan tâm chính của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam hiện nay.
Khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam cơ bản đã tương thích với các tiêu chuẩn và hướng dẫn của các tổ chức quốc tế về kiểm soát thực phẩm, tuy nhiên vẫn cần sửa đổi, củng cố theo cách tiếp cận dựa trên quyền, nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn và cơ chế huy động, phối hợp các chủ thể khác tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm cùng với Nhà nước.
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào quá trình số hoá, không gian mạng trở thành nơi diễn ra nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, mà phụ nữ vừa có vai trò quan trọng và cũng là đối tượng dễ bị xâm phạm quyền trên không gian mạng. Bảo đảm quyền của phụ nữ trên không gian mạng là một quá trình mà các chủ thể, đối tượng và nội dung bảo đảm có quan hệ tác động và chi phối lẫn nhau.
Với nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách an sinh xã hội, quyền của người khuyết tật sẽ ngày càng được bảo đảm tốt hơn, giúp họ được đối xử công bằng, góp phần cải thiện đời sống, vị thế của người khuyết tật trong xã hội.