Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới
Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác quy hoạch cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh.

Cán bộ là “gốc của công việc”, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao qua mỗi thời kỳ cách mạng, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tại Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII), Đảng ta khẳng định: “QHCB là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Muốn vậy, công tác cán bộ phải thực hiện tốt các khâu từ việc xác định tiêu chuẩn tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, bố trí, sử dụng cho đến việc thực hiện chính sách cán bộ, quản lý cán bộ. QHCB phải hiệu quả, chất lượng, bảo đảm tính đồng bộ, tính kế thừa và phát triển của tổ chức và đội ngũ cán bộ. QHCB phải góp phần tạo nguồn cán bộ dồi dào, làm căn cứ để lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tiến trình toàn cầu hoá đang có những tác động sâu rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá đòi hỏi công tác tổ chức cán bộ phải có tầm nhìn chiến lược. Trong đó, công tác QHCB phải được tiến hành một cách có kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng ta đã xác định trong Chiến lược về công tác cán bộ trong thời kỳ mới, trên cơ sở quán triệt sâu sắc nội dung của Nghị quyết số 42 - NQ/TW Bộ Chính trị,  ngày 30-11-2004, về công tác QHCB lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Theo đó:

Về quan điểm: QHCB phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; phải thông qua thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân để phát hiện những nhân tố mới có triển vọng để đưa vào quy hoạch. Trong công tác QHCB phải chú ý phát hiện, bồi dưỡng cán bộ trưởng thành từ thực tiễn; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, con em gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ...

Về nguyên tắc: công tác QHCB lãnh đạo, quản lý phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền QHCB phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, người đứng đầu, đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát triển nguồn tài năng trẻ.

Về phương châm:

- Công tác QHCB phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ như nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ. Trong đó đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho QHCB. Thực hiện đánh giá bằng văn bản và công khai trong tập thể thường vụ và đảng uỷ, đồng thời thông báo kết luận đánh giá trực tiếp cho cán bộ.

- Công tác QHCB phải bảo đảm phương châm “mở”“động”. Quy hoạch “mở” là một chức danh cần quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh mà họ có khả năng đảm nhận, không khép kín trong từng địa phương, đơn vị. Không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ hiện đang công tác tại địa phương, đơn vị, mà cần mở rộng nguồn, đưa vào quy hoạch cả cán bộ công tác tại địa phương, đơn vị khác có đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm được chức danh quy hoạch. Quy hoạch “động” là quy hoạch được rà soát thường xuyên, bổ sung, điều chỉnh hằng năm, phải theo sát sự phát triển của cán bộ, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đáp ứng được yêu cầu; bổ sung những nhân tố mới có triển vọng.

- Công tác QHCB phải đồng bộ từ trên xuống dưới, cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới. Lấy QHCB cấp dưới làm cơ sở cho QHCB cấp trên, quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới.

- Công tác QHCB phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch, không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.

- Thực hiện công khai trong công tác QHCB; cơ quan có thẩm quyền quy hoạch quyết định phạm vi, đối tượng, thời điểm, mức độ và cách thức công khai quy hoạch. Tạo điều kiện để quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát cán bộ trong quy hoạch.

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả quan trọng. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược cán bộ thời kỳ mới, công tác QHCB phải tạo ra những điều kiện, môi trường để  mỗi cán bộ không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng công tác và lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất