Phú Thọ xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vùng dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn
Nhiều năm gắn bó với giáo dục miền núi, các cô giáo đã và đang góp sức đào tạo nguồn cán bộ người DTTS cho các xã vùng cao, khó khăn của Phú Thọ

Phú Thọ có 13 huyện, thành thị, trong đó có 10 huyện miền núi; có 218/277 xã, thị trấn  miền núi, 188 xã thuộc vùng khó khăn, trong đó có 43 xã đặc biệt khó khăn. Có 190 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 73 xã khu vực II trên địa bàn 9 huyện miền núi được hưởng Chương trình 135 giai đoạn II. Dân số ở những xã miền núi trên 1.300.000 người (chiếm 74 % dân số toàn tỉnh). Tỉnh có 33 dân tộc, với số dân trên 212 nghìn người (chiếm 21,3% dân số miền núi và chiếm 16% dân số toàn tỉnh)… Các xã miền núi kinh tế phát triển chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp (2,9 triệu đồng/người/năm), 29,7% số hộ có thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng/năm trở lên; bình quân lương thực đạt 360kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) còn cao 42%; sản xuất nông nghiệp chưa ổn định, phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao… Trình độ dân trí còn thấp, tư duy mới về phát triển kinh tế còn hạn chế; ý thức tự vươn lên làm giàu, tự xoá đói giảm nghèo chưa cao; tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn khá phổ biến.

Đội ngũ cán bộ ở các xã miền núi vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua được tăng cường về số lượng, trình độ, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn. Đây là lực lượng nòng cốt cùng với đồng bào các dân tộc ở các xã miền núi vùng sâu, vùng xa đang gánh vác trọng trách để tiếp tục đổi mới, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Từ công cuộc đổi mới trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều cán bộ của thời kỳ mới, trẻ tuổi, được đào tạo có kiến thức và khoa học kỹ thuật, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, năng lực lãnh đạo và quản lý có bước phát triển. Đến nay, trong hệ thống chính trị của 43 xã đặc biệt khó khăn có 883 cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, trong đó có 652 người DTTS (chiểm 73,8%). Cán bộ nữ chiếm 11,3 %; cán bộ dưới 35 tuổi là 21%. Trình độ văn hoá THPT đạt 89,1%, THCS là 10,9 %. Trình độ chuyên môn đại học và cao đẳng 15,6%; trung cấp 53,4%; sơ cấp 8,6%; chưa qua đào tạo 22,3%. Trình độ lý luận chính trị: cao cấp 0,2%; trung cấp 45,4%; sơ cấp 27,8%, chưa qua đào tạo 26,5%... Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công tác ở các xã đặc biệt khó khăn còn có những hạn chế: chưa thực sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế; chưa quan tâm nhiều đến công tác cán bộ; một bộ phận cán bộ không được đào tạo về chuyên môn một cách cơ bản (chủ yếu là học tại chức hoặc ở chuyên ngành khác). Một bộ phận chưa gần gũi với quần chúng, công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế. Một số đồng chí còn có biểu hiện nóng vội, khi gặp khó khăn, thất bại thì rễ bi quan chán nản. Một số công chức trẻ chưa thật sự yên tâm công tác, gắn bó với địa bàn xã; chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và việc vận dụng kiến thức vào công việc còn dập khuân, máy móc. Trong công tác thiếu thận trọng dẫn đến có những việc làm chưa được sự đồng tình của nhân dân địa phương… Công tác cán bộ ở các xã này còn nhiều khó khăn. Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác cán bộ chưa được một số cấp ủy, chính quyền hiểu đúng.

Với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các xã đặc biệt khó khăn có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ; gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học; có khả năng tập hợp quần chúng; có kiến thức, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn; gắn bó, tận tụy phục vụ nhân dân; phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội… Phú Thọ đang tập trung một số giải pháp chủ yếu sau:

- Các cấp uỷ lãnh đạo thực hiện tốt chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước để giúp đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo.

- Xây dựng, củng cố tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và các Nghị quyết của Đảng nhằm nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Chú trọng công tác xây dựng đảng ở các khu dân cư chưa có tổ chức đảng, đảng viên.

- Chủ động làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, quy hoạch phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị. Thường xuyên kiểm tra rà soát công tác quy hoạch cán bộ để kịp thời bổ sung những nhân tố mới, tích cực, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những người tha hoá, biến chất, giảm sút uy tín trong quần chúng.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ phong trào từ cơ sở. Đào tạo phải có trọng tâm, trọng điểm, không  tràn lan, không sát với nhu cầu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng sát thực tiễn như nội dung về công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; năng lực tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đào tạo kỹ năng công tác dân vận, nhất là kỹ năng tuyên truyền, vận động trong đồng bào DTTS ở vùng dân tộc và miền núi. Kết hợp cử đi đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn; đào tạo tại các trường lớp kết hợp với thực tiễn. Thực hiện chế độ quản lý, kiểm tra việc học tập đối với cán bộ. Cấp uỷ đảng tổ chức quản lý, kiểm tra chế độ học tập, có chế độ khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu.

- Xây dựng quy chế  sử dụng cán bộ sau đào tạo, bảo đảm đúng ngành nghề, có chất lượng, chấp hành sự phân công, gắn bó tâm huyết với đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn. Có chính sách tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy, sinh viên hệ cử tuyển về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn để từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Thực hiện công khai dân chủ trong tuyển chọn cán bộ, xây dựng và thực hiện các quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm một cách chặt chẽ. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, căn cứ vào nhu cầu công tác và năng lực, sở trường cán bộ để luôn chuyển cán bộ theo một quy trình chặt chẽ. Tăng cường cán bộ huyện về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn, nhất là những xã có đội ngũ cán bộ năng lực còn hạn chế, nội bộ mất đoàn kết.

- Tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng và giám sát cán bộ, thực hiện tốt Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn; có cơ chế để nhân dân phát hiện, tiến cử những người có đức, có tài cho các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể, lựa chọn bầu cử những người lãnh đạo trực tiếp của mình. Thực hiện giám sát công việc và phẩm chất cán bộ, phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng. Có chế độ định kỳ cán bộ tự phê bình, tiếp thu những ý kiến của nhân dân, sửa chữa những khuyết điểm mà nhân dân nêu.

- Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trong việc tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở các xã đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho cán bộ các xã đặc biệt khó khăn để có điều kiện hoàn thành nhiêm vụ được giao. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Trước hết là phải cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ cơ sở, đặc biệt là phụ cấp đối với bí thư chi bộ, trưởng khu hành chính, chi hội các đoàn thể ở thôn, đảm bảo được mức tối thiểu để đội ngũ cán bộ yên tâm công tác. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng như biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ có thành tích xuất sắc, lãnh đạo, quản lý có hiệu quả kinh tế- xã hội.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất