Sông Lô (Vĩnh Phúc) thực hiện thí điểm bố trí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện nơi không tổ chức HĐND
Sông Lô là huyện miền núi, có diện tích 15.031,77ha, dân số 88.307 người, bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã. Hiện nay, Đảng bộ huyện Sông Lô có 42 chi, đảng bộ cơ sở với tổng số 4.661 đảng viên.
Sông Lô là huyện nghèo, thuần nông. Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện là người có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng và quản lý nhà nước; là người ở huyện đã lâu năm, trước khi là Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện đã kinh qua Phó phòng Công nghiệp xây dựng, Chánh Văn phòng UBND huyện, Trưởng BTC huyện uỷ, Phó chủ tịch huyện, Phó bí thư huyện uỷ, Chủ tịch huyện (Lập Thạch).

Tập thể cán bộ huyện Sông Lô đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm. Đồng chí Bí thư - Chủ tịch có kinh nghiệm trong quá trình công tác; bản thân luôn cùng Ban thường vụ, BCH, UBND huyện đề cao dân chủ, công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, Sông Lô thực hiện thí điểm Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBND huyện trong điều kiện huyện mới thành lập, trụ sở đang xây dựng, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn ...



Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng trao tặng đ/c Nguyễn Xuân Đài, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Sông Lô (bên phải) ấn phẩm của Tạp chí.

Qua hơn 3 năm thực hiện thí điểm mô hình đồng chí Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBND huyện, cho thấy:
Về ưu điểm: Tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện có sự đoàn kết thống nhất cao. Mô hình nhất thể hóa 2 chức danh tạo được sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, giảm bớt khâu trung gian và đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giữa cấp ủy, chính quyền. Vai trò của bí thư cấp ủy trong chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước ở địa phương được khẳng định rõ nét. Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBND huyện có điều kiện điều hành trực tiếp cả bộ máy đảng, chính quyền đạt hiệu quả cao hơn, xử lý công việc linh hoạt hơn. Mô hình này góp phần giảm bớt chồng chéo và phát huy được sức mạnh tổng hợp.  Nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của tổ chức đảng. Đồng chí Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBND huyện trực tiếp tiếp nhận, xử lý các thông tin, điều hành bộ máy chính quyền giải quyết những công việc hàng ngày nên gần dân, nắm được dư luận, tâm tư, kiến nghị, đề xuất của nhân dân. Qua 3 năm thực hiện mô hình nhất thể hóa chức danh Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBND huyện cho thấy kinh tế phát triển, chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội được bảo đảm, các lĩnh vực công tác đảng, chính quyền nhìn chung đều chuyển biến tốt.

Tuy nhiên cũng có những hạn chế: khối lượng công việc nhiều nên có thời điểm việc chỉ đạo triển khai, kiểm tra công tác đảng, công việc chính quyền thiếu cân đối, chưa được như mong muốn; những hội nghị cấp trên chỉ triệu tập người đứng đầu có gây khó khăn, lúng túng nhất định cho Bí thư-Chủ tịch...


Đoàn CBPV Tạp chí Xây dựng Đảng làm việc với BTC Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc thực hiện thí điểm bí thư cấp uỷ và chủ tịch UBND huyện là một người ở Sông Lô.

Kinh nghiệm bước đầu:
Thực hiện bí thư huyện ủy đồng thời là chủ tịch UBND huyện cán bộ được chọn giao nhiệm vụ phải  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả ở hai chức danh: Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Có đủ kiến thức theo tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, đồng thời phải có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, từng đảm nhiệm vững vàng một trong hai cương vị bí thư cấp ủy hay chủ tịch UBND, tốt nhất nên là người đã từng làm chủ tịch UBND. Phải có phong cách làm việc, phương pháp  điều hành khoa học, năng động, biết nắm những khâu then chốt, bao quát được cái chung nhưng không quên các việc cụ thể cần thiết. Biết vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác, quyết đoán và dám chịu trách nhiệm cá nhân, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, không ngại khó, ngại khổ, sâu sát, gần gũi quần chúng, đảng viên. Phải có đủ sức khỏe.

Bí thư huyện ủy đồng thời là chủ tịch UBND huyện phải thật sự là trung tâm của sự đoàn kết, phải tận tâm, tận lực với công việc, phải gương mẫu trước cán bộ, đảng viên và nhân dân, nói đi đôi với làm. Phát huy dân chủ, đặc biệt là phát huy trí tuệ của tập thể, khuyến khích tính tích cực của cán bộ, khen chê kịp thời. Xử lý tình huống và giải quyết công việc phải linh hoạt, công minh. Phải thường xuyên đấu tranh với chính mình, không để tư tưởng quan liêu, gia trưởng nảy sinh. Phải biết tôn trọng cán bộ dưới quyền và chú ý lắng nghe những ý kiến đóng góp chân thành của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời khắc phục, sửa chữa những tồn tại, yếu kém. Không ngừng tư dưỡng, rèn luyện bản thân, thường xuyên học tập nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của lớp cán bộ đi trước và cán bộ, đảng viên trong đảng bộ. Bí thư huyện ủy đồng thời là chủ tịch UBND huyện phải là trung tâm đoàn kết trong đảng bộ, có năng lực trình độ, đã trải qua bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND và các cương vị công tác khác nhau; đủ uy tín trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Chỉ nên bố trí bí thư huyện ủy đồng thời là chủ tịch UBND huyện đối với những nơi nội bộ ban chấp hành, ban thường vụ và tập thể đảng bộ có sự đồng thuận, đoàn kết. 

Xây dựng quy chế và làm việc theo quy chế. Phải quy định rõ các việc UBND phải báo cáo ban thường vụ, ban chấp hành và các việc do UBND quyết định. Đây chính là cơ chế giám sát, phòng ngừa lạm quyền.

Coi trọng xây dựng chương trình công tác để việc điều hành của cả huyện ủy và UBND được nhịp nhàng, đúng trọng tâm, tránh sa vào sự vụ, bỏ sót công việc. Đây cũng là cơ sở để phân công, phân nhiệm các bộ phận chuyên môn và cán bộ cấp dưới.

Cấp trên tin, hiểu, thường xuyên động viên, giúp đỡ, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của bí thư huyện ủy đồng thời là chủ tịch UBND huyện.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất