Công tác tổ chức xây dựng đảng ở Đảng bộ TP. Bắc Ninh
Tặng thưởng các đơn vị xuất sắc trong công tác xây dựng đảng năm 2012

TP. Bắc Ninh là đô thị trung tâm của tỉnh Bắc Ninh, những năm gần đây được đánh giá là một thành phố phát triển kinh tế vượt bậc về nhiều mặt. Đảng bộ TP Bắc Ninh hiện có 92 đảng bộ, chi bộ cơ sở, hơn 7.500 đảng viên, từ năm 2005 đến nay, Đảng bộ liên tục được công nhận là đảng bộ trong sạch vững mạnh, không còn chi đảng bộ cơ sở yếu kém. Năm 2011, Đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX và Đề án của Tỉnh ủy về “Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên”, Thành ủy Bắc Ninh đã chỉ đạo các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các xã phường, tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập quán triệt yêu cầu nội dung và tầm quan trọng của nghị quyết, đề án, đặc biệt những vấn đề cơ bản, bức xúc cần giải quyết, đó là: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức đảng, trong hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở có năng lực tổ chức vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Các TCCSĐ từng bước đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, coi trọng xây dựng và thực hiện các quy chế hoạt động của các cấp ủy, việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức đảng; đổi mới ra nghị quyết lãnh đạo, nắm bắt đúng tình hình địa phương cần tập trung, từ đó đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo từng chuyên đề thực tế hằng tháng, hằng quý; cấp ủy các trên tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Chú trọng việc xây dựng TCCSĐ vững mạnh, đảng viên gương mẫu. Cuối năm 2012, Đảng bộ thành phố có 92 TCCSĐ thì có 80 đạt trong sạch, vững mạnh, không có tổ hức đảng yếu kém.

Công tác kết nạp đảng viên được quan tâm, năm 2012 đã kết nạp được hơn 200 đảng viên. Công tác kết nạp đảng viên đã gắn với công tác quy hoạch cán bộ xã, phường theo hướng chuẩn hóa cán bộ. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường và đổi mới theo phương châm: Chú trọng năng lực công tác thực tế, nâng cao nhận thức lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, trẻ hóa về độ tuổi để quy hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn cho những năm tiếp theo.

Thành ủy Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh triển khai học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chương trình hành động của tỉnh ủy về “củng cố nâng cao sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đảng viên ở đảng bộ Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015”. Bằng các chương trình cụ thể, thiết thực, chủ động sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước nhà nước trên các lĩnh vực nhất là phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống nhân dân, các biện pháp để giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội ở thôn, xã, phường, khu phố. Các cấp ủy đảng, chính quyền chủ động giải quyết không để điểm nóng xảy ra trong quản lý đất đai, trong giải tỏa, đền bù.

Công tác tuyên truyền, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, triển khai phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện dân biết, dân làm, dân kiểm tra, cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia đình thực hiện có hiệu quả. Các cuộc vận động lồng ghép được tạo ra sự thống nhất có chiều rộng, chiều sâu trong quần chúng nên đạt được hiệu quả cao như cuộc vận động xây dựng đời sống khu dân cư, đến nay 100% thôn, khu phố tham gia 60/60 và 32.215 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá.

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 20 của Đảng bộ, thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Từ những kết quả đạt được, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể cho mỗi địa phương, đơn vị. Khắc phục bệnh giáo điều, quan liêu, xa cơ sở, nặng về sao chép văn bản của cấp trên, chú trọng đề ra những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, sát hợp.

Hai là, lựa chọn mục tiêu, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, kịp thời xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể cho phù hợp, phân công rõ trách nhiệm cá nhân, chỉ đạo dứt điểm từng việc, coi trọng sơ kết, tổng kết để rút ra những kinh nghiệm thiết thực.

Ba là, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo cơ quan các ban, ngành, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bám sát cơ sở, thường xuyên quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cơ sở, đặc biệt là các cơ sở có nhiều khó khăn phức tạp.

Bốn là, chăm lo xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể, mặt trận Tổ quốc, các hệ thống chính trị đủ năng lực, thường xuyên giữ gìn đoàn kết thống nhất, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện cơ hội, cá nhân, suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống, đặc biệt là tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phát huy dân chủ gắn với giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất