Chúng ta biết rằng, năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duy khoa học, sáng tạo; là khả năng vận dụng các tri thức lý luận vào cuộc sống, cụ thể hóa lý luận, dựa vào lý luận đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn và khoa học cho việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn. Năng lực tư duy lý luận là điều kiện quan trọng để cán bộ, đảng viên triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trước bối cảnh hội nhập và phát triển, Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Cùng với việc khuyến khích, động viên cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, Đảng và Nhà nước đã kịp thời xây dựng cơ chế bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dấn thân vì lợi ích chung.
Nhận thấy được tính chất nghiêm trọng và mức độ nguy hại của sự gia tăng căn bệnh “sợ trách nhiệm” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định nhằm chỉ đạo xử lý mạnh hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, nhanh chóng đẩy lùi, khắc phục, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và đòi hỏi của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.
Tình trạng sợ trách nhiệm, dẫn đến né tránh, đùn đẩy công việc trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn ra từ lâu; thời gian gần đây càng trở nên phổ biến, đáng lo ngại, làm chậm trễ, trì trệ hoạt động công vụ, bào mòn và làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, kìm hãm nguồn lực phát triển, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong bộ máy công quyền.
Tặng quà vốn xuất phát đơn giản chỉ là hành động thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa người trao và người nhận, được thực hiện một cách tự nguyện, không mang tính vụ lợi như trao đổi, mua bán và thường không phụ thuộc vào giá trị món quà to hay nhỏ. Nó là thứ “vật hoá” nhằm thể hiện sự kính trọng, biết ơn, để ghi nhớ, lưu niệm hay đơn giản là sự sẻ chia với những người không may mắn trong cuộc sống…, của người trao đối với người được nhận. Có thể nói, tặng quà là một biểu hiện, một hành vi ứng xử không chỉ mang tính nhân văn sâu sắc mà còn mang tính văn hoá: Văn hoá tặng quà. Chỉ tiếc rằng những năm gần đây ở nước ta, hành vi tặng quà đã và đang có sự biến tướng, lệch chuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ, khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Điều quan trọng và tiên quyết vẫn là hệ thống tài chính, trong đó bao gồm vốn tín dụng và thị trường chứng khoán, phải lành mạnh. Nếu thị trường tài chính thiếu minh bạch, thiếu chuẩn mực sẽ đổ gãy nền kinh tế, điều đó đã được minh chứng từ những năm 2010 và hiện hữu năm 2023. Nên nhớ rằng, thời gian tới thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Hoa Kỳ và châu Âu sẽ gặp nhiều vấn đề bất ổn thì mặc nhiên thị trường tài chính của Việt Nam cũng bị tác động ít nhiều.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến của người dân, trong đó có kiều bào từ ngày 1-1 đến ngày 15-3 năm nay. Hiến pháp Việt Nam coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; kiều bào là một nguồn lực của đất nước. Những năm qua, số lượng người Việt Nam ra nước ngoài ngày một đông. Người Việt ở nước ngoài cũng luôn hướng về đất nước. Bởi thế, vấn đề nơi cư trú, đất đai, bất động sản được kiều bào rất quan tâm.
Tạp chí Xây dựng Đảng đăng tải ý kiến của ông Nguyễn Hoài Bắc, doanh nhân người Việt ở Ca-na-đa - người đã về đầu tư ở trong nước nhiều năm. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Đổi mới và đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã thực hiện được 20 năm. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết) của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), hệ thống tổ chức và quản lý của các ĐVSNCL đã từng bước được đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhưng vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn, hạn chế. Để thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết trong giai đoạn 2022-2026, việc tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.
Xuân Quý Mão đang về trên khắp mọi miền đất nước. Trước những biến động khó lường của thế giới và khu vực, chúng ta đã vượt qua thách thức, tự hào đạt được những kết quả quan trọng. Cùng lắng nghe các chuyên gia nhận định về những dấu ấn phát triển của Việt Nam trong năm 2022, luận bàn về những động lực, tiềm năng giúp chúng ta tiếp tục triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong năm bản lề 2023.
PGS, TS. Vũ Minh Khương sinh năm 1959 tại Hải Phòng, tốt nghiệp xuất sắc ngành toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ông tham gia quân ngũ và xuất ngũ vào năm 1983. Năm 1992, ông giành học bổng chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ), hoàn thành xuất sắc luận án tiến sỹ về chính sách và kinh tế tại Trường Hành chính Kennedy (thuộc Đại học Harvard) năm 1999. Năm 2017, ông là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Hiện ông là giảng viên cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Xin-ga-po), nơi ông bắt đầu làm việc từ năm 2006. Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, PGS, TS. Vũ Minh Khương chia sẻ với bạn đọc Tạp chí Xây dựng Đảng những điều tâm huyết dưới góc độ là một chuyên gia chính sách công và kinh tế tại nước ngoài khi nhìn về đất nước.