Lênin với công tác chính trị trong Hồng quân

V.I.Lênin - lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, ng­ười thầy thiên tài của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Người không chỉ đưa ra học thuyết về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, mà trong thực tiễn, Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã giải quyết thành công hàng loạt vấn đề về tổ chức, xây dựng và lãnh đạo Hồng quân.

Trên cơ sở xác định rõ bản chất, mục tiêu chiến đấu; nguyên tắc tổ chức, huấn luyện, giáo dục Hồng quân... V.I.Lênin đã đặt nền móng cho việc xác lập và tiến hành công tác chính trị (CTCT) trong lực lưng vũ trang cách mạng. Là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, Hồng quân có nhiệm vụ “bảo vệ những thành quả của cách mạng... chống tất cả mọi kẻ thù của nhân dân”[1]. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đó, Hồng quân công nông phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản - sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, đảm bảo cho Hồng quân luôn giữ vững bản chất giai cấp, là cội nguồn tạo nên sức mạnh của quân đội cách mạng. Khẳng định vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng đối với Hồng quân, Lênin chỉ rõ: “Nếu người ta tự hỏi rằng xét cho đến cùng do đâu mà chúng ta đã chiến thắng được một kẻ thù mạnh hơn chúng ta rất nhiều, thì chúng ta phải trả lời: Đó là do tính nhất quán và tính kiên quyết của sự lãnh đạo của giai cấp vô sản... chống tất cả bọn bóc lột, đã được thực hiện một cách kỳ diệu trong việc tổ chức Hồng quân”[2].

Theo Lênin: Hồng quân là một vật liệu có sức chiến đấu tốt, nhưng là một vật liệu còn ở trạng thái nguyên liệu, chưa chế biến. Nếu người ta không muốn đem quân đội đó làm mồi cho đại bác của pháo binh Đức thì phải huấn luyện nó. Và không chỉ huấn luyện về quân sự mà phải đặc biệt coi trọng việc huấn luyện về mặt chính trị. Bởi xét cho cùng, “trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa từng thấy”[3]. Để xây dựng và phát huy yếu tố chính trị - tinh thần của Hồng quân, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã xác lập chế độ CTCT, phái vào Hồng quân những cán bộ ưu tú của mình giữ cương vị chính ủy để chăm lo việc tiến hành CTCT. Người chỉ rõ: “Chúng ta đã thành lập được một quân đội thống nhất, hiện nay do một bộ phận tiên tiến gồm những người cộng sản

có kinh nghiệm lãnh đạo, những người cộng sản này thì bất cứ ở đâu cũng biết tổ chức công tác tuyên truyền và cổ động”[4].

Là một bộ phận cấu thành có tính tất yếu trong sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, CTCT là hoạt động tư tưởng và hoạt động tổ chức của Đảng Cộng sản trong lực lượng vũ trang, nhằm xây dựng Hồng quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Lênin yêu cầu CTCT “cần thiết phải thường xuyên và kiên trì tuyên truyền cổ động trong quân đội và thành lập các chi bộ cộng sản trong mỗi đơn vị quân đội”[5]. Thường xuyên xây dựng và củng cố các tổ chức trong quân đội vững mạnh; xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức, chế độ công tác chính trị, đảm bảo cho Hồng quân luôn là lực lượng chiến đấu trung thành của giai cấp vô sản.

Sự thật rõ ràng là: "Một nước mạnh là nhờ sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái và đi vào hành động một cách có ý thức”[6]. Sự giác ngộ của quần chúng là kết quả của quá trình tiến hành có kết quả các công việc thực tiễn và công tác tuyên truyền, giáo dục. Vì vậy, “nâng cao sự giác ngộ của quần chúng, hiện nay cũng như bất cứ lúc nào, vẫn là nền tảng và nội dung chủ yếu của toàn bộ công tác của chúng ta”[7]. Lênin cho rằng, CTCT cần phải làm tốt việc giáo dục bằng chân lý, lẽ phải, bằng đạo lý và cả bằng tấm gương sáng của những quân nhân quả cảm; phải kết hợp đồng bộ giữa giáo dục lý trí, niềm tin và bồi dưỡng tình cảm cách mạng cho binh sĩ; phải hết sức coi trọng phương pháp giáo dục thuyết phục quần chúng bằng chính ngay kinh nghiệm tự quần chúng rút ra trong hoạt động thực tiễn.

Thực tế cho thấy: “Ở đâu mà công tác chính trị trong quân đội, công tác của các chính ủy làm được chu đáo nhất, thì ở đấy... không hề có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ được trật tự tốt hơn, và tinh thần của họ cũng cao hơn; ở đấy thu được nhiều thắng lợi hơn”[8]. 

Để tiến hành CTCT có hiệu quả, Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chính ủy. Người cho rằng: “Chúng ta có một bộ máy quân sự to lớn. Không có các chính ủy, chúng ta sẽ không có Hồng quân”[9]. Chính ủy là “linh hồn của trận đánh”, là đại diện cho tinh thần và ý chí của Đảng trong Hồng quân. Vì vậy, Đảng phải quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng đội ngũ chính ủy. “Hãy kêu gọi người của các đồng chí tham gia. Hãy tổ chức các lớp học, huấn luyện họ, đào tạo họ thành các chính ủy”(10). Đảng cần phải lựa chọn và đào tạo lấy những nhà

“chính trị giai cấp”, những “đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[11]..., bởi “chỉ có họ mới biến nổi đoàn quân... thành một loại Hồng quân xã hội chủ nghĩa do công nhân lãnh đạo”[12]. Trên thực tế, Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã giải quyết thành công vấn đề lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ chính ủy có đầy đủ phẩm chất và năng lực, tiến hành có hiệu quả CTCT, góp phần trực tiếp xây dựng Hồng quân hùng mạnh.

Quán triệt và vận dụng những luận điểm của V.I.Lênin về tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, về tiến hành CTCT trong Hồng quân trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, trong đó đặc biệt quan tâm đến chế độ chính trị chỉ đạo viên...; chế độ chính ủy, chính trị viên. Đồng thời không ngừng chăm lo đến việc kiến lập và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong quân đội. Trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng, thường xuyên khẳng định là: “Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị là một nguyên tắc trong công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng”[13].

Thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội ta đã chứng minh hiệu lực to lớn và sức sống mãnh liệt của CTĐ, CTCT trong việc củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, tạo cơ sở chính trị - tinh thần vững chắc cho sức mạnh tổng hợp của quân đội. Cùng với sự trưởng thành và chiến thắng của lực lượng vũ trang cách mạnh, CTĐ, CTCT đã có sự phát triển và hoàn thiện không ngừng cả về lý luận và tổ chức thực tiễn, đồng thời đã thực sự trở thành linh hồn, mạch sống, là cội nguồn tạo nên sức mạnh và chiến thắng của quân đội ta.

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch đang tăng cường chống phá cách mạng nước ta nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đang đứng trước những thời cơ mới và cả những thách thức mới. Để xây dựng thành công CHXN và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đòi hỏi Đảng phải nâng cao chất lượng xây dựng quân đội, giữ vững và và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với quân đội, đảm bảo cho quân đội luôn vững mạnh về chính tri, tư tưởng và tổ chức, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy - lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

                                                                 Thạc sĩ Nhâm Cao Thành




[1] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến B, Mátxcơva.1976, t.35, tr.258.

[2] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến B, Mátxcơva.1977, t.42, tr.169.

[3] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1977, t.41, tr.147.

[4] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến B, Mátxcơva.1976, t.40, tr.210.

[5] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1977, t.41, tr.250.

[6] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1976, t.35, tr.23.

[7] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva. 1980, t.13, tr.472.

[8] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1977, t.39, tr.66.

[9] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1977, t.41, tr.179.

[10] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1977, t.37, tr.471.

[11] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1974, t.4, tr.473.

[12] V.I.Lênin, Toàn tp, Nxb. Tiến b, Mátcơva.1977, t.37, tr.471- 472.

[13] Ngh quyết 27 B Chính tr v “tiếp tc hoàn thin cơ chế t chc s lãnh đạo ca Đảng đối vi Quân đội nhân dân Vit Nam”, tr.7.



Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất