|
Bến Bạch Đằng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao.
|
1. Triển khai nhanh chóng việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương vì sự phát triển của thành phố
Đó là, Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, đặc biệt Nghị quyết 98/2023/QH15. Với tinh thần khẩn trương, TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt với các điểm nhấn là thành lập Sở An toàn thực phẩm; phân cấp, ủy quyền cho TP. Thủ Đức nhằm tăng cường tính chủ động, linh hoạt trong giải quyết công việc, thủ tục cho người dân, doanh nghiệp...
|
Đoàn ĐBQH TPHCM tọa đàm Thảo luận và góp ý dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 ngày 30-3 (Ảnh: Việt Dũng).
|
2. Xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính quyền hiệu quả, hiệu lực
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt, là công việc hệ trọng. Thành ủy TP. Hồ Chí Minh quán triệt đến các cấp ủy, đảng viên nâng cao trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện Kết luận 21 và Quy định 37 Ban Chấp hành Trung ương để tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong công tác xây dựng Đảng.
|
Hội nghị Hội nghị Thành ủy TP. Hồ Chí Minh lần thứ 23 bàn nhiều vấn đề quan trọng.
|
3. Thực hiện quyết liệt các giải pháp vực dậy kinh tế, đạt những kết quả tích cực, khả quan
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu, bức tranh kinh tế TP. Hồ Chí Minh từng có giai đoạn ảm đạm mà nhiều chuyên gia gọi kinh tế thành phố đã chạm đáy khi kết thúc quý 1-2023, GRDP chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ, nhiều chỉ số tăng trưởng âm. Trước tình hình này, lãnh đạo thành phố và cả hệ thống chính trị quyết tâm, nỗ lực, kịp thời đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm, cấp bách để tháo gỡ, vực dậy nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) quý sau cao hơn quý trước.
4. Diễn đàn kinh tế thành phố “Tăng trưởng xanh – Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”
Diễn đàn có sự tham dự của Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, hơn 1.400 đại biểu trong nước và quốc tế. Xuyên suốt từ ngày 13 đến 17-9-2023, 53 chuyên gia quốc tế và 18 đoàn bộ ngành, địa phương trong và ngoài nước đã có những hoạt động hết sức đa dạng và thiết thực.
|
Diễn đàn kinh tế thành phố “Tăng trưởng xanh – Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”.
|
5. Vành đai 3 và nhiều dự án hạ tầng trọng điểm được triển khai cùng nhiều công trình khác được tái khởi động, khánh thành phục vụ người dân
Dự án xây dựng đường Vành đai 3 với tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng, là công trình giao thông lớn nhất phía Nam, được khởi công vào tháng 6-2023. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng của TP. Hồ Chí Minh và các địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
|
Khởi công đường Vành đai 3.
|
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức chạy thử nghiệm trên toàn tuyến với tổng 14 ga (gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao), từ ga Bến Thành đến ga Bến xe Suối Tiên và ngược lại. Khởi công dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Bên cạnh những công trình trọng điểm như: nút giao An Phú, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất...
|
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức chạy thử nghiệm.
|
6. Chuyển đổi số, Đổi mới Sáng tạo, Khởi nghiệp - những điểm sáng, cùng Cải cách hành chính hướng đến phát triển kinh tế, phục vụ người dân, doanh nghiệp
Năm 2023, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa vào vận hành hiệu quả nhiều dịch vụ số phục vụ người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội như: Nâng tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 100% cho các thủ tục đủ điều kiện; Vận hành hệ thống quản trị, thực thi TP. Hồ Chí Minh trên các nền tảng số; ra mắt nền tảng Bản đồ số TP. Hồ Chí Minh.
7. Chăm lo phát triển và đầu tư cho Y tế - Giáo dục - Công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo quyền an sinh của người dân
Chương trình đưa bác sĩ trẻ thực hành 18 tháng tại bệnh viện gắn liền với trạm y tế là một trong các giải pháp củng cố chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở trên địa bàn thành phố; tạo điều kiện và tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ngay tại tuyến cơ sở. Ngân sách dành cho giáo dục được xem xét ưu tiên tăng theo từng năm, hiện chiếm 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của TP. Hồ Chí Minh.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, TP. Hồ Chí Minh đến nay còn 8.410 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,33%) và 14.498 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,57%) so với tổng hộ dân thành phố. Kết quả này hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh trước thời hạn 2 năm.
8. Du lịch thành phố phục hồi và tăng trưởng mạnh
là dịp khơi dậy tình yêu quê hương và niềm tự hào của chính người dân thành phố về lịch sử ngàn đời của cha ông trên vùng đất này. Chương trình tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia trụ sở HĐND - UBND TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là một hoạt động có ý nghĩa, thể hiện sự cởi mở của chính quyền thành phố trong giai đoạn phát triển mới.
|
Chuỗi hoạt động văn hóa - giải trí - nghệ thuật đặc sắc diễn ra bên dòng sông Sài Gòn.
|
9. An ninh quốc phòng giữ vững, an ninh trật tự xã hội ngày càng an toàn hơn
Năm 2023, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Các loại tội phạm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được ngăn chặn, triệt phá hiệu quả, đặc biệt đã phát hiện và khởi tố 48 vụ án tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy qua tuyến đường hàng không, thu giữ hơn 370kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng liên quan.
10. Tích cực đa dạng hóa quan hệ hữu nghị, đưa hợp tác quốc tế đi vào thực chất, hiệu quả
TP. Hồ Chí Minh hiện có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với 58 địa phương trên thế giới. Có thể nói, năm 2023 là năm có nhiều hoạt động đối ngoại sôi động của lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh.
|
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi tham quan hệ thống metro của TP Busan (Nhật Bản).
|
Tại thành phố Saint Petersburg - Liên Bang Nga, đoàn lãnh đạo thành phố đã tham dự đã lễ khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các chuyến công tác và tham dự nhiều hoạt động ngoại giao tại Cộng hòa Pháp, thành phố Thượng Hải, Quảng Đông, Quảng Châu - Trung Quốc.
Tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đoàn đại biểu TPHCM có nhiều hoạt động ngoại giao để lại dấu ấn sâu sắc.
|
Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ cùng đoàn công tác bên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến công tác tại Cuba (Ảnh: Ngô Bình).
|
Chuyến công tác tại Cu-ba và Hoa Kỳ của đoàn HĐND TP. Hồ Chí Minh đã thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt giữa TP. Hồ Chí Minh với bạn bè quốc tế.
PV