Đánh giá cán bộ hiện đang được coi là một khâu khó trong công tác cán bộ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Không nhận rõ môi trường, điều kiện công tác, biểu hiện nể nang, né tránh, hoặc phân loại cán bộ thiếu công tâm, công khai, minh bạch; tham mưu, bố trí, sử dụng cán bộ không đúng với năng lực, với sự tín nhiệm của nhân dân... Bên cạnh đó, căn cứ để đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao so với đóng góp thực tế của cán bộ còn thiếu chặt chẽ, chưa khoa học; tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cán bộ còn chung chung… Thế nhưng, Vĩnh Long, một tỉnh miền Tây đã có cách làm để cụ thể những tiêu chí này trong đánh giá cán bộ, bước đầu đem lại kết quả khả quan trong công tác đánh giá cán bộ của tỉnh.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan” của Quốc hội khóa XII, một trong những công việc khó khăn nhất đã được Đảng bộ TP Hà Nội thực hiện rất thành công đó là, công tác sắp xếp cán bộ, tổ chức bộ máy. Những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong quá trình thực hiện Nghị quyết còn nguyên giá trị cho các cấp ủy Đảng vận dụng trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 28-6, Thường trực Thành ủy tổ chức các hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại quận Lê Chân, các huyện An Lão, Kiến Thụy và Vĩnh Bảo. Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì các hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Phạm Văn Hà, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách các địa bàn; lãnh đạo các ban, ngành, địa phương liên quan.
20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XIII) về công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, trưởng thành trên nhiều mặt, cán bộ đều nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, phát huy trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng. Cùng nhìn lại kết quản công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta, nhất là công tác cán bộ nữ.
Trong 2 ngày 9 và 10-6-2018, tại Hà Nội, các ứng viên dự thi Kỳ thi tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ của Tòa án nhân dân tối cao tham gia phần thi bảo vệ đề án.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa (XIII) về công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, trưởng thành trên nhiều mặt, cán bộ đều nâng cao vai trò tiền phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng. Cùng nhìn lại để thấy được công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta, nhất là đội ngũ cán bộ làm khoa học công nghệ (KHCN) đã đạt được gì?
Từ năm 2009, Hưng Yên là một trong nhiều tỉnh, thành của cả nước xây dựng và thực hiện Đề án “Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về làm công chức xã, phường, thị trấn”. Sau một thời gian, đạt được những kết quả tích cực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên chỉ đạo thực hiện tiếp chính sách này trong giai đoạn 2018 – 2021 (giai đoạn I và II đã thu hút được 471 sinh viên). Theo đó, khoảng 250 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy sẽ được tuyển dụng về làm công chức tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh.
Ngày 16-5-2018, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy ký Quyết định số 3814-QĐ/TU ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị TP. Hà Nội". Thành ủy Hà Nội thống nhất triển khai thực hiện trong toàn hệ thống chính trị thành phố từ ngày 1-7-2018.