Huyện ủy Trảng Bàng (Tây Ninh) củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém
Đoàn công tác của Tạp chí Xây dựng Đảng và đại diện Lãnh đạo Vụ Địa phương III (Ban Tổ chức Trung ương) làm việc với Huyện ủy Trảng Bàng.
Trảng Bàng là huyện biên giới, phía Đông Nam tỉnh Tây Ninh, có đường biên giới với Căm-pu-chia dài 14,5km, có đường xuyên Á nối liền TP. Hồ Chí Minh với khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Huyện có 10 xã và 1 thị trấn; trong đó có 2 xã biên giới (Phước Chỉ và Bình Thạnh). Dân số trên 154.000 người. Đảng bộ huyện hiện có 62 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó có 14 đảng ủy cơ sở và 48 chi bộ cơ sở, 187 chi bộ trực thuộc, với 3.265 đảng viên (chiếm 2% so với dân số).

Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo đánh giá TCCSĐ và đảng viên đúng quy định, bảo đảm chất lượng, khách quan, không chạy theo thành tích. Năm 2010, tỷ lệ TCCSĐ trong sạch, vững mạnh chiếm 96,36%, TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 1,81% và TCCSĐ yếu kém chiếm 1,81%. Năm 2011, tỷ lệ tương ứng là 90%, 6,66% và 3,33%. Năm 2012, tỷ lệ tương ứng là 87,1%, 9,7% và 3,2%. Nguyên nhân TCCSĐ yếu kém là do tập thể cấp ủy, chi bộ chưa quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, để xảy ra tiêu cực, thực hiện chưa tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập tổ công tác để củng cố TCCSĐ yếu kém, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X). Chỉ đạo TCCSĐ tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với củng cố, đổi mới hoạt động của chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ban Thường vụ Huyện ủy phân công lại các đồng chí cấp ủy huyện và chuyên viên các cơ quan tham mưu, phụ trách, theo dõi địa bàn. Các đồng chí cấp ủy huyện phân tích, làm rõ nguyên nhân TCCSĐ yếu kém, cùng cán bộ cơ sở tháo gỡ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các TCCSĐ và đảng viên.

Huyện ủy đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy. Định kỳ 6 tháng 1 lần Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy thành lập đoàn kiểm tra nền nếp, nội dung, chất lượng sinh hoạt của chi bộ và các đảng ủy trực thuộc Huyện ủy. Chỉ đạo các cấp ủy tổ chức kiểm tra các chi bộ trực thuộc làm cơ sở đánh giá chất lượng TCCSĐ cuối năm. Ngoài sinh hoạt định kỳ, các chi, đảng bộ đã thực hiện sinh hoạt chuyên đề theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Đối với các TCCSĐ yếu kém, tổ công tác của Huyện ủy đảm nhận phụ trách theo dõi sinh hoạt chi bộ, hướng dẫn nội dung sinh hoạt, cách thức viết biên bản, báo cáo và cách triển khai nghị quyết.

Từ đó, chất lượng TCCSĐ được nâng lên, những đơn vị yếu kém đã khắc phục khuyết điểm, hạn chế, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước xây dựng TCCSĐ vững mạnh. Năm 2013, tỷ lệ TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh chiếm 91,93%, TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 6,45% và TCCSĐ hoàn thành nhiệm vụ chiếm 1,61%.

Kinh nghiệm trong chỉ đạo củng cố TCCSĐ yếu kém của Huyện ủy Trảng Bàng là:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; sự quyết tâm phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy huyện, cơ sở và đảng viên.

Hai là, cấp ủy huyện, cơ sở và cán bộ, đảng viên chủ động xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém.

Ba là, Huyện ủy chủ động xây dựng biểu điểm đánh giá ngay từ đầu năm và tổ chức cho các chi, đảng bộ đóng góp, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; các cấp ủy đảng chủ động trong xây dựng kế hoạch, đăng ký thi đua và triển khai thực hiện trong đơn vị, địa phương mình.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát TCCSĐ; các đồng chí cấp ủy viên thường xuyên quan tâm, theo dõi, hướng dẫn và kịp thời uốn nắn, chỉ đạo khắc phục khó khăn tại cơ sở.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất