Cán
bộ lãnh đạo, theo quy định, trước khi nghỉ hưu được quyền giới thiệu những nhân
sự kế nhiệm. Đã có nhiều cán bộ chủ chốt khi đương chức, họ đã công khai lựa
chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, giao việc thử thách và giới
thiệu những người kế nhiệm có chất lượng. Thường những cán bộ được lựa chọn,
rèn luyện và giới thiệu như thế, đồng nghiệp ủng hộ và khi được đề bạt làm việc
có chất lượng, đóng góp cho sự phát triển của địa phương, đơn vị.
Tuy
nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng được như vậy. Có những trường
hợp, người lãnh đạo cơ quan thường dùng trọng lượng của mình “đặt ghế” cho
những ai thuộc “cánh hẩu”. Trước khi nghỉ hưu hay chuyển đi nơi khác, người
tiền nhiệm thường giới thiệu người kế nhiệm và giao chức danh cho những người
kém tài, mỏng đức, “lùn” về học vấn, chưa đủ tín nhiệm vào các chức danh có vị
thế ngon, có quyền, thế. Đơn giản bởi những người này tuy không đủ đức, tài
nhưng phục vụ tận tình, chăm đắp lo toan, cúc cung tận tụy cho thủ trưởng suốt
nhiệm kỳ lại ngoan ngoãn, gọi dạ, bảo vâng, không dám tranh luận và bổ sung ý
kiến bao giờ. Những “đệ tử” như vậy rất được lòng thủ trưởng.
Những
người trung thành ấy còn biết giữ mồm, giữ miệng và nhất là không để lộ những
“thông tin mật” về quá trình hoạt động của thủ trưởng. Ai biết nhiều nhất các
mối quan hệ, công và tư của thủ trưởng? Thường là các chức trách, chức việc
thân cận nhất. Dẫu nắm rất rõ mọi đường đi, nước bước của thủ trưởng, nhưng nếu
ai hỏi thường khôn ngoan “ba không” (không biết, không nghe, không thấy). Không
“bật mí” cho ai! Không lôi chấy rận trong chăn ra. Không đem chuyện làm quà
hoặc hé lộ những tình tiết bất lợi. Ém nhẹm, giấu kín là thượng sách! Nếu
không, sự bất lợi sẽ “sầm sập như trời đổ mưa” đến ngay với chính mình. Những người như vậy, dưới
góc nhìn của thủ trưởng, rất đáng được thưởng cho chức vị trước khi thủ trưởng “hạ cánh an toàn”. Trong
các vụ án, có chuyện giết người bịt khẩu. Ai đã biết tỏng tòng tong cái ổ con
tò vò, biết rõ tình tiết và thủ phạm vụ án, có nguy cơ lập tức bị “biến đi”.
Nay cũng có trường hợp “nâng người bịt khẩu”.
Khi
cán bộ đã cố tình quên đi cách sống và cách làm “dĩ công vi thượng” như lời Bác dạy, thì
người ta phải chăm đắp, vun vén để vinh thân, phì gia, né
thiên hạ. Cho nên, chọn và cất nhắc người có chức
sắc trong cơ quan không phải chọn thực đức, thực tài, kinh nghiệm,
năng lực công tác cũng chẳng là gì. Ai khéo nịnh, khéo chiều thủ trưởng, người đó sẽ được thăng tiến một cách dễ dàng. Ít có thủ trưởng chấp
nhận cấp dưới “dám cao hơn một cái
đầu”. Trong những dòng suy tư và hành động của
các thủ trưởng như vậy, tiêu chuẩn
“vừa hồng vừa chuyên” hầu như vắng bóng.
Vì
trọng lượng người tiền nhiệm giới
thiệu mà có người học vấn chưa hết phổ thông cơ
sở, thậm chí chưa qua cấp tiểu học, đã đứng lên đầu
cả các kỹ sư, tiến sĩ thuộc quyền. “Mình có ghế rồi, tuy học hành
chưa ra gì, nhưng biết sống bằng
cái đầu của chúng nó!”.
Cách
phòng chống những hiện tượng tiêu cực trên là mở rộng dân chủ, công khai trong
công tác cán bộ. Đồng thời xiết chặt kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát
của cấp trên. Bố trí, đề bạt những người đứng đầu có đức độ, tài năng. Đặc
biệt, cần có chế tài buộc người tiền nhiệm chịu trách nhiệm khi giới thiệu
người kế nhiệm.
Bùi Văn Bồng