Có phải tại bộ máy?

Tôi có người bạn quen nguyên là vụ trưởng ở một cơ quan Trung ương. Bố ông cũng nguyên là vụ trưởng. Con ông đang làm công tác nghiên cứu tổng hợp ở văn phòng bộ, nghe ông khoe rằng: “Cháu đã được đưa vào nguồn quy hoạch vụ trưởng”. Tôi nói vui: “Thế là nhà ông tam đại vụ trưởng rồi!”. Đã từ lâu, trong tổ chức bộ máy của ta, từ cơ quan đảng đến chính quyền, đều có đầy đủ: văn phòng, phòng, ban, vụ chuyên trách - rất đầy đủ, hầu như không thiếu một... góc nào. Điều đáng nói là bộ máy không tinh gọn, thường cồng kềnh, chồng chéo, có khi “dẫm chân lên nhau”, hiệu quả thấp. Không ít cơ quan được coi là “ngon ăn”, là nơi gửi gắm con, cháu, họ hàng thân quen của các cán bộ có chức có quyền, con cái dân thường dễ gì chen vào được? Quỹ lương dành cho “khối” này không ít. Hô hào tinh giản biên chế từ lâu, nhưng biên chế không giảm lại tăng theo năm tháng. Có ông than phiền:
- Tinh giản ư? Tinh giản ai? Vẫn biết là không được việc mấy, nhưng lãnh đạo đã có nhời, khó lắm!

Cái chuyện cồng kềnh biên chế, dựa hơi Nhà nước, có khi học hành, bằng cấp cũng chưa đâu vào đâu, làm việc lằng nhằng vẫn lên lương, lên chức, về hưu vẫn đủ chế độ chẳng phải lỗi của ai, mà là lỗi của cơ chế. Đã nói đến cơ chế thì dù có sai đến mấy cũng không ai lôi được bị can “cơ chế” ra tòa. Cơ chế do con người đẻ ra, nhưng nó không phải là con người cụ thể.


Điều đáng nói nhất là bộ máy quan liêu đã sinh ra những cán bộ quan liêu. Có cán bộ đã lên bậc chuyên viên cao cấp và công việc chủ yếu là “chắp bút” cho lãnh đạo. Từ báo cáo, phát biểu cho đến thư trả lời, trao đổi chỗ này, chỗ kia đều do chuyên viên này làm hết. Cả đời làm nghề chắp bút nhưng ông ta lại thiếu thực tế, “sớm cắp ô đi, tối cắp ô về”. Có người hỏi: “Sao ông nào lên cái chức ấy phát biểu cũng hao hao giống nhau ?”. Thì đúng thôi, lãnh đạo nào lên cũng vẫn dùng chuyên viên, cán bộ chuyên trách đó làm công đoạn “chắp bút”. "Chắp bút” đã thành nghề. Đã có bài bản sẵn từ lâu năm, đã qua đến mấy đời lãnh đạo rồi, như một thứ ba-rem, công thức, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, chẳng cần nhiều động não. Những năm gần đây Đảng ta tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hình ảnh Bác Hồ ngồi trước máy chữ, tay đặt lên vầng trán suy nghĩ, toát lên con người tự chủ lao động của Bác. Bác suy nghĩ và tự Bác viết dù là vấn đề lớn đến đâu vẫn bằng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Ở núi rừng căn cứ Việt Bắc Bác có “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Về Hà Nội tại nhà sàn, trên bàn làm việc của Bác có máy chữ. Đọc nguyên bản Di chúc Bác để lại mới thấy cách làm việc cẩn thận, chu đáo của Bác. Bản thảo viết xong, Bác tự sửa lại đến mấy lần. Có cán bộ ở Văn phòng Chủ tịch nước kể lại ông Vũ Kỳ có lần nói: “Cái này Bác để cháu viết, rồi gửi đến Bác đọc”. Bác nói: “Bài tôi phát biểu thì tôi tự viết lấy. Để cho chú viết, là cái đầu chú nghĩ ra, đâu phải đầu của Bác. Thế thì tốt nhất là chú nói luôn, mà nếu để chú viết, tôi cũng phải xem, phải sửa lại. Thế nên tiện nhất là tôi tự viết lấy”. Chưa nói đến chuyện gì lớn, chỉ riêng tác phong, cung cách làm việc của Bác Hồ, lãnh đạo ta ngày nay hô hào học mà có mấy ai làm theo tấm gương của Người?


Ngược lại, không ít cán bộ lãnh đạo bây giờ đến lời phát biểu cũng không tự viết. Thậm chí đến  tập thơ cũng do người khác viết cho rồi đứng tên! Có lần, tôi hỏi địa chỉ thư điện tử của một bí thư tỉnh ủy để gửi một tài liệu liên quan cho ông đọc. Ông  nói: “Cứ gửi đến văn phòng, rồi văn phòng in ra cho tôi đọc. Tôi đâu có biết “vi tính vi toán”, có biết “i-meo, i-mẻo” là cái gì đâu” (!).  Rồi lãnh đạo cũng sinh ra lười biếng, ỷ lại, quen “chỉ tay năm ngón”. Phải chăng do cơ chế mà phát sinh bộ máy cồng kềnh, rồi chính bộ máy đó lại biến không ít cán bộ lãnh đạo thành cái máy?


Từ thực trạng khối hành chính, văn phòng đông đảo, cồng kênh có cần “tái cấu trúc”, tinh giản biên chế cho phù hợp và tiết kiệm hay không? Trước hết, cơ chế đó tự nó đã sinh ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách, những chuyên viên mà không ít trong số đó đã quen với lối sống và làm việc theo kiểu hành chính, quan liêu, bao cấp “sống dựa, nói theo”. Họ có nhiều chiêu thức và kinh nghiệm lấy lòng, chiều chuộng lãnh đạo, khéo sống “gió chiều nào che chiều đó",  “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, miễn là được an phận, hở ra là tìm cách tự tư tự lợi cho cá nhân, gia đình. Lãnh đạo được đặt trong cơ chế, bộ máy đã thành khuôn đúc sẵn thì dần cũng có thể bị biến thành cái máy. Không ít người lãnh đạo hoạt động thiếu tự chủ và ít phát huy nội lực bản thân, nhờ chức danh, chức trách mà được đứng trên thiên hạ, sống và làm việc bằng cái đầu của người khác.


Bộ máy không có lỗi. Lỗi là tại con người. Để bộ máy tổ chức không cồng kềnh, tinh giản được biên chế, để không còn người “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, để cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vắt óc suy nghĩ giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thì hãy thực hiện điều ta nói đúng nhưng hay làm ngược lại: Từ việc hình thành bộ máy, từ bộ máy thi tuyển, chọn người xứng đáng vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

Phản hồi (7)

Nguyễn Văn Tuyến 16/05/2012

Bác Bồng nói rất sát với thực tế. Sắp xếp cán bộ mà vì người xếp việc thì bộ máy lãnh đạo và chỉ huy chỉ có lụi, mạnh làm sao được và cuối cùng là chỉ chết dân!

Bùi Công Thuấn 26/04/2012

Bài viết cụ thể, sâu sắc về một vấn đề ai cũng thấy nhưng chưa khắc phục được. Do cơ chế mà bộ máy quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả. Nhà nước cũng đã định ra tiêu chuẩn bằng cấp của cán bộ quản lý, song le, cơ chế trói buộc thì cán bộ có được thi tuyển cũng không làm được. Cơ chế ấy là luật hành chính. Cán bộ nhà nước phải hành xử đúng luật hành chình, cấp dưới phải chấp hành cấp trên. Cơ chế ấy là Đảng lãnh đạo. Nhà nước biến nghị quyết của Đảng thànhi chính sách. Nhà nước không thể đi ngược lại nghị quyết của Đảng. Cơ chế ấy là tính giaii cấp trong sử dụng cán bộ và chuẩn bị đội ngũ kế thừa, thế nên con ông vụ trưởng lại làm vụ trưởng. Cơ chế ấy không có chỗ cho sáng tạo, mà chỉ có chấp hành. Điều không may là cán bộ cấp trên nhiều khi không chỉ đạo theo pháp luật, theo nghị quyết của Đảng mà chỉ đạo theo cảm tính cá nhân, thành ra Nhà nước trở thành cơ chế sinh hoạt như gia đình. Người ta không gọi là giám đốc, chủ tịch, trưởng phòng mà gọi là anh Ba, anh Năm, anh Mười rồi xưng hô là em, là con, là cháu... Cho nên mới có chuyện như anh BVB nói : "lãnh đạo đã có nhời, khó lắm!". Tôi nghĩ, với những cơ chế như thế thì không thể thay đổi, mà chỉ thay đổi cách chỉ đạo ấy là tam quyền phân lập, tổ chức luật hành chính và bộ máy hành chính cho tốt, mọi người làm việc theo pháp luật, thì mới mong có tiến bộ

Tuti 25/04/2012

Hoàn toàn chính xác bác Bồng ạ. Bác nói chuyện cục - vụ - viện..., còn tôi xin thưa với bác chuyện xã phường. Là một cựu chiến binh, tôi đã từng tham gia công tác ở xã từ 2000 đến 2003. Quá trình hơn 3 năm tham gia, tôi phát hiện ra rằng, các cán bộ ở xã hầu như... mù vi tính. Còn như xã nào được cấp trên quan tâm trang bị cho 1 dàn máy thì các "sếp" chủ yếu để nghe nhạc và... game! Buồn lắm. Sau này, khoảng năm 2003 trở đi, ở xã tuyển được mấy cháu văn thư biết sử dụng vi tính thì cũng chủ yếu để thay sếp soạn văn bản báo cáo thôi. Nhưng mà trời ơi, văn bản do mấy cháu đó gõ thì... lỗi ơi là lỗi. Chính tả, cú pháp, văn phạm... đọc lên không thể nào chịu nổi. Ấy thế nhưng, hầu hết các ban ngành ở xã đều có thói quen... sai bảo (hay ra lệnh) rằng, "mày gõ giùm chú (cô) bản báo cáo năm nhé. Chiều mai xong không?". Tất nhiên cháu văn thư nhận một bản viết tay của chú (cô) ấy rồi... cắm cổ gõ. Chú (cô) viết sao thì gõ nấy, "con đâu dám sửa văn của chú ạ?". Rồi cộng thêm với trình độ vi tính bậc "A-", nên văn bản còn kèm theo các lỗi vi tính nữa. Hậu quả là "chúng ta" có một văn bản báo cáo cực kỳ... tả-pí-lù! Ấy nhưng đã hết đâu. Mấy cán bộ đầu ngành của xã hầu hết là... làm biếng (hay giấu dốt?) mà chỉ nhờ cháu văn thư một lần thôi. Các năm sau cứ lấy bản báo cáo cũ ra, thay đổi một vài số liệu cho phù hợp rồi đem đi đọc trên hội trường. Thực tế này đã có những chuyện... cười ra nước mắt bác ạ. Rằng báo cáo năm nay họ đọc tên năm cũ, báo cáo của ngành này họ đọc lộn sang ngà

1 2 3

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất