Bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở Trường quân sự - Quân đoàn 4
Kiểm tra nội dung huấn luyện mắc tăng võng của học viên
Trường Quân sự - Quân đoàn 4 có vị trí quan trọng, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục, rèn luyện, huấn luyện và chăm lo mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Nhờ chăm lo xây dựng các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng TSVM, đơn vị vững mạnh toàn diện đã giúp trường hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện bộ đội. Đạt kết quả đó có sự nỗ lực tham gia của các lực lượng trong đơn vị, trong đó đội ngũ cán bộ cơ sở (CBCS) đóng vai trò nòng cốt. Vì vậy, công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ CBCS thường xuyên được cấp ủy đảng, chỉ huy, cơ quan cấp trên và chính đội ngũ CBCS ở sư đoàn quan tâm.

Theo quy định, CBCS ở Trường Quân sự - Quân đoàn 4 chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng cấp trên về toàn bộ các hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ ở đơn vị. Đây là đội ngũ có tuổi quân, tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. Đa số cán bộ năng động, sáng tạo luôn cầu thị, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, trình độ lý luận, tư duy lý luận sâu sắc, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, trong giảng dạy; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sâu sát, gần gũi và chăm lo lợi ích chính đáng của cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị; biết khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội và của Quân đoàn 4, đội ngũ CBCS của Trường Quân sự - Quân đoàn 4 vẫn còn những hạn chế nhất định, kể cả năng lực và phương pháp, tác phong công tác. Kinh nghiệm trong chiến đấu, quản lý xây dựng đơn vị, tổ chức huấn luyện các hình thức kỹ - chiến thuật cấp phân đội có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Tính tự giác rèn luyện chưa cao, kinh nghiệm sống chưa nhiều dễ bị tác động từ mặt trái cơ chế thị trường. Đặc biệt hoàn cảnh gia đình của một số CBCS còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở hậu phương, vợ thiếu việc làm, con còn nhỏ, bố mẹ già yếu neo đơn; một số cán bộ mới ra trường thu nhập thấp...

Từ thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, năng lực, hiệu quả công tác cho đội ngũ CBCS của Trường.

Trước hết, cấp ủy, chỉ huy các cấp của Trường cần nhận thức rõ về vị trí, vai trò của đội ngũ CBCS và sự cần thiết bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ này. Chất lượng đội ngũ CBCS ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ huy xây dựng các tổ chức đảng, các tổ chức đoàn thể đạt hiệu quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, quản lý xây dựng đơn vị. Làm tốt công tác bồi dưỡng CBCS cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của đơn vị, góp phần “xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin cậy”.

Quan tâm, chăm lo công tác bồi dưỡng đội ngũ CBCS một cách tích cực, chủ động, thường xuyên có tính toàn diện, sâu sắc sẽ phòng tránh được những sai lầm, khuyết điểm và hạn chế, tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, hạn chế những âm mưu thủ đoàn chống phá của các thế lực thù địch nhằm “phi chính trị hóa quân đội” ngay trong đơn vị. Đồng thời, góp phần xây dựng chi bộ, đảng bộ TSVM, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Hai là, Đảng ủy, chỉ huy Nhà trường thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ CBCS, không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

Về nội dung bồi dưỡng: Cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và phương hướng xây dựng quân đội tinh gọn, chính quy, tinh nhuệ, về nhiệm vụ cơ bản của Trường. Đồng thời, vận dụng giáo dục các nghị quyết với đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là Quy định 47 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và những nội dung cơ bản trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; kết hợp gắn hoạt động thực tiễn của người CBCS với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Xây dựng đội ngũ CBCS có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, giữ vững đoàn kết thống nhất trong đơn vị.

Bồi dưỡng các nội dung về nghiệp vụ công tác theo chuyên môn, sát với từng đối tượng cán bộ và năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, năng lực nắm bắt và giải quyết tư tưởng ở đơn vị đạt hiệu quả cao. Tích cực bồi dưỡng phương pháp làm việc, tác phong công tác khoa học, có tính kế hoạch, cụ thể, tỉ mỉ, nói đi đôi với làm, sâu sát đơn vị, gần gũi quần chúng, tôn trọng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chiến sĩ; chấp hành nghiêm các nguyên tắc lãnh đạo, chế độ sinh hoạt; nhạy bén, linh hoạt xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tiễn đơn vị và xã hội.

Về hình thức, biện pháp bồi dưỡng: Chú trọng lựa chọn các hình thức bồi dưỡng CBCS đa dạng, linh hoạt và khéo léo với phương châm bồi dưỡng theo chức trách, nhiệm vụ và khả năng của từng cán bộ. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng trung đội trưởng, cán bộ đại đội, chính trị viên, đội ngũ giáo viên mới ra trường nhằm trau dồi phẩm chất, truyền thụ kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh chính trị trong công tác, nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng nội dung, chương trình giáo dục, huấn luyện, quản lý đơn vị. Trong quá trình bồi dưỡng cần kết hợp chặt chẽ vận dụng linh hoạt các hình thức như tập huấn, sinh hoạt tập trung, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt ngày đảng, đoàn, ngày chính trị tinh thần, ngày học chính trị, ngày pháp luật, thông qua đó để bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác, năng lực điều hành, quản lý đơn vị kết hợp với sinh hoạt tự phê bình và phê bình gắn với bình xét chất lượng đơn vị, với thi đua khen thưởng… Kết hợp bồi dưỡng tập thể với bồi dưỡng cá nhân.

Ba là, phát huy tính tích cực, chủ động tự học tập của đội ngũ cán bộ. Năng lực công tác của đội ngũ CBCS được hình thành trong quá trình đào tạo ở các nhà trường, không ngừng phát triển và hoàn thiện thông qua hoạt động rèn luyện bồi dưỡng ở đơn vị cơ sở. Đội ngũ cán bộ ở đơn vị cơ sở cần phải tích cực, chủ động tự giác học tập, bồi dưỡng để không ngừng tự phát triển và hoàn thiện theo cương vị được đảm nhiệm. Tự học, tự bồi dưỡng để củng cố kiến thức cơ bản, cập nhật kiến thức mới, vừa mở rộng kiến thức đa ngành, vừa đi sâu vào chuyên ngành được đào tạo và đang đảm nhiệm. Để phát huy vai trò tích cực chủ động trong tự học tập, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ ở cơ sở cần kết hợp giữa sự quan tâm, tạo điều kiện của các tổ chức đảng, chính quyền trong nhà trường với ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác, cầu thị của mỗi cá nhân. Mỗi tổ chức luôn định hướng về chính trị, tư tưởng trong học tập, bồi dưỡng, coi đây là một nội dung quan trọng trong nghị quyết lãnh đạo, trong kế hoạch bồi dưỡng hàng quý, hàng năm của Trường. Đưa kết quả học tập rèn luyện vào bình xét đảng viên, phân loại cán bộ, khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm hàng năm. Mặt khác, thường xuyên quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng, cung cấp nguồn tài liệu, sách báo, thông tin đại chúng…

Đội ngũ CBCS phải nhận thức rõ tự học tập, bồi dưỡng là yêu cầu khách quan, tham gia đầy đủ chương trình học tập tại chức, thông qua tập huấn ở đơn vị, tích cực học tập trau dồi kiến thức xã hội để tự khẳng định mình trước chức trrách, nhiệm vụ được giao. Thông  qua hoạt động thực tiễn của CBCS để chọn lọc và bồi dưỡng cán bộ các cấp, có sự kế cận thay thế, tạo động lực thúc đẩy đội ngũ CBCS không ngừng vươn lên hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Nhà trường tạo ra môi trường thuận lợi, quan tâm cả vật chất và tinh thần để CBCS phát huy tốt năng lực công tác đạt hiệu quả cao. Đặc biệt luôn quan tâm đến các chế độ chích sách, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt chế độ hậu phương. Từng cán bộ ở đơn vị cơ sở cũng luôn xác định tốt vai trò, trách nhiệm, xây dựng động cơ, ý thức học tập đúng đắn và rèn luyện không ngừng để hoàn thiện mình trên cương vị chức trách được giao, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất