Các cấp ủy ở ĐắK Nông hướng về cơ sở
Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Huy trao Bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích trong 5 năm thực hiện Chương trình 26 của Tỉnh ủy.

Cụ thể hóa Nghị quyết số 22- NQ/TW ngày 2-2-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, Tỉnh ủy Đắc Nông đã xây dựng Chương trình hành động số 26 khóa IX, hướng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và tổ chức đảng ở thôn, buôn, bon, bản; sau 5 năm triển khai đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.


Các loại hình tổ chức cơ sở đảng được sắp xếp cơ bản phù hợp, đảm bảo thuận lợi trong sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên, thống nhất với tổ chức cơ quan chuyên môn và hệ thống các tổ chức đoàn thể ở cơ sở.


Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được quan tâm và tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, đổi mới về nội dung, cách làm, chất lượng, sát với tiêu chuẩn từng chức danh. thực hiện trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, tạo bước chuyển biến có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở; đồng thời tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.Qua đó, không những nâng cao chất lượng, ngăn ngừa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các TCCSĐ cũng giữ gìn được sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.


Qua đánh giá kết quả khảo sát tình hình tại 21 thôn, bon, buôn, bản, các cấp ủy quan tâm công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viên, xóa thôn, bon, buôn, tổ dân phố không có chi bộ và đảng viên. Hiện toàn tỉnh có 386 TCCSĐ, trong đó có 152 đảng bộ cơ sở, 234 chi bộ cơ sở và 100% thôn, bon, buôn, bản, tổ dân phố có chi bộ đảng.


Chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên, nội dung sinh hoạt từng bước được đổi mới theo hướng tăng cường sinh hoạt chuyên đề và gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


Chương trình hành động của Tỉnh ủy Đắk Nông đã gắn với "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đến từng đảng bộ, chi bộ và các đảng viên qua từng việc làm cụ thể. Nhờ vậy, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trách nhiệm của tổ chức Đảng và đảng viên trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của từng cán bộ, đảng viên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở đã phát huy được vai trò trách nhiệm, tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương cũng như ở cơ quan, đơn vị.


Trong 5 năm qua, Đắk Nông đã kết nạp được gần 9.000 đảng viên, trong đó đảng viên người dân tộc thiểu số và người có đạo chiểm tỷ lệ 1/3. Tỉnh đã hoàn thành việc xóa các thôn buôn “trắng” chi bộ, tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt, thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình, mở rộng dân chủ trong sinh hoạt đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; từ đó giúp các địa phương luôn giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn…


Qua đánh giá, các cấp ủy ở Đắk Nông cũng nhận rõ những hạn chế khuyết điểm khi chưa thực hiện đạt các chỉ tiêu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, phát triển đảng viên tại chỗ, tỷ lệ cấp ủy viên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị còn thấp…


Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình 26, Tỉnh ủy đã đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện tốt trong thời gian tới, đó là: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ trì và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao; củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của cấp ủy và chi bộ, nhất là năng lực lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; duy trì thực hiện nghiệm các nguyên tắc, chế độ, quy định và tích cực đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng; thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở; tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, giám sát cấp ủy, TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Theo đó, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao. Nhất là người đứng đầu phải thực sự tiên phong, gương mẫu, có ý thức tự giác về chính trị, góp phần nâng cao sức chiến đấu, xây dựng tổ chức đảng, đảng viên trong sạch, vững mạnh.


Các cấp ủy đảng, các sở, ngành, địa phương phải nghiên cứu các biện pháp cụ thể để giúp bà con thôn, bon, buôn, bản phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, theo phương châm “cho cái cần câu chứ không phải là cho con cá”; phải tiếp tục tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ khuyến nông cũng như quan tâm tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Chăm lo, chú trọng chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí cũng như đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc, làm tốt việc quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông, điện trong xây dựng nông thôn mới… để tạo điều kiện kết nối, giao lưu, hội nhập, học hỏi giữa các dân tộc, dần làm thay đổi về nhận thức của bà con trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…


Cấp ủy đảng coi trọng tạo nguồn cán bộ, nhất là trong học sinh, sinh viên, để tạo được sự đột phá, từng bước trẻ hóa, địa phương hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ ở cơ sở cũng như cán bộ dân tộc…

 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất