Hiệu quả của một nghị quyết ở Hải Phòng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13-5-1955- 13-5-2015).
Chủ trương

Với chủ trương xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, hợp tác xã và trường học ngoài công lập nhằm đảm bảo và tăng cường vai trò lãnh đạo và tạo lập cơ sở chính trị của Đảng; tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của chủ doanh nghiệp và người lao động; ưu tiên và chú trọng thành lập tổ chức đảng, đoàn thể ở những doanh nghiệp có vị trí, tính chất quan trọng, quy mô lao động lớn và hoạt động ổn định; xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã và trường học ngoài công lập là trách nhiệm của các tổ chức đảng, chính quyền và của toàn bộ hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở; năm 2009, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TU về xây dựng, củng cố và phát triển TCCSĐ, đoàn thể trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, trường học ngoài công lập.

Triển khai Nghị quyết số 28, Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng đã ban hành 4 văn bản hướng dẫn, đó là: Hướng dẫn số 08-HD/BTCTU ngày 13-8-2012 xây dựng quy chế về mối quan hệ giữa cấp ủy với chủ doanh nghiệp và các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. Hướng dẫn số 08 quy định rõ mối quan hệ giữa cấp ủy với chủ doanh nghiệp; giữa cấp ủy với các đoàn thể.  Hướng dẫn số 09-HD/BTCTU ngày 13-8-2012 quy trình thành lập tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, trường học ngoài công lập. Hướng dẫn 09 quy định rõ 4 bước: Khảo sát, phân loại đối tượng; Trao đổi, thống nhất với đơn vị; Ra quyết định thành lập tổ chức đảng; Công bố quyết định thành lập tổ chức đảng. Hướng dẫn số 10-HD/BTCTU ngày 13-8-2012 về thời gian và hình thức sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã và trường học ngoài công lập. Hướng dẫn 10 quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chi bộ; về thời gian sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ; về hình thức sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ. Hướng dẫn số 11-HD/BTCTU ngày 13-8-2012 quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên mới trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã và trường học ngoài công lập. Hướng dẫn 11 quy định rõ quy trình bao gồm 5 bước: Xây dựng kế hoạch khảo sát nguồn, phân công giúp đỡ quần chúng; Xác lập hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục đề nghị xét kết nạp đảng; Ra quyết định kết nạp đảng viên; Chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên; Xác lập hồ sơ dự bị của đảng viên và thủ tục xét chuyển đảng chính thức.

Ngày 28-2-2013, Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU đã bổ sung, điều chỉnh tên đầy đầy đủ của Nghị quyết số 28-NQ/TU là: “Xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập”.

Kết quả

Việc tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 28 đảm bảo sâu, rộng, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động từ trong nội bộ đảng đến các cấp chính quyền, đoàn thể, chủ doanh nghiệp và người lao động.

Nhìn chung các tổ chức đảng, đoàn thể (cả số thành lập trước và số mới được thành lập) cơ bản thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, là hạt nhân chính trị, tham gia có hiều quả trong việc lãnh đạo, thúc đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã, trường học ngoài công lập phát triển theo đúng định hướng.

Thông qua tổ chức đảng, đoàn thể, các doanh nghiệp, đơn vị dễ dàng tiếp nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương, đồng thời phản ánh ý nguyện của doanh nghiệp, hợp tác xã, trường học ngoài công lập đến Đảng và chính quyền địa phương. Cấp ủy, đoàn thể có điều kiện đi sâu sát, kịp thời nắm bắt những vấn đề phát sinh liên quan đến tình hình sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hoạt động của nhà trường.

Do được quan tâm, củng cố, kiện toàn, tăng cường đầu tư điều kiện hoạt động nên đa số các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp, đơn vị đã thể hiện được vai trò hạt nhân chính trị, tham gia với chủ doanh nghiệp về tình hình sản xuất - kinh doanh; tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp, đơn vị. Những doanh nghiệp có tổ chức đảng đa số hoạt động ổn định, ít có xung đột, tranh chấp lao động; quyền lợi của người lao động cơ bản được đảm bảo. Nhiều tổ chức đảng đã xây dựng được quy chế làm việc của cấp ủy, chi bộ.

Các tổ chức đoàn thể vừa thành lập đã được quan tâm, hướng dẫn kịp thời về phương pháp, cách thức hoạt động, về công tác nghiệp vụ nên từng bước hoạt động vào nền nếp, thể hiện là cầu nối giữa người lao động với chủ doanh nghiệp.

Hầu hết các bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn cơ sở đều thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, gương mẫu trong việc chấp hành tốt các chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, thực sự là tấm gương trước cán bộ, đảng viên, đoàn viên và người lao động, làm tốt vai trò quy tụ, tập hợp đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Đa số đảng viên thể hiện được vai trò tiền phong, gương mẫu, được người sử dụng lao động tin tưởng, nhiều trường hợp được bố trí ở các vị trí công tác chủ chốt; là tấm gương, có ảnh hưởng lớn đến việc tuyên truyền, vận động những quần chúng khác phấn đấu của Đảng.

Kinh nghiệm

Một là, phải làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền tạo thống nhất cao về nhận thức trong các cấp ủy đảng, trong cán bộ, đảng viên; tăng cường tuyên truyền đến chủ doanh nghiệp, trong đó có chủ doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài hiểu đúng về vai trò, vị trí và hoạt động của tổ chức đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp là góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hai là, sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, đoàn thể cấp trên và vai trò, trách nhiệm vào cuộc trực tiếp, quyết định của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, ban chỉ đạo, tổ công tác ở cơ sở là điều kiện quyết định để việc thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể trong các doanh nghiệp, đơn vị đạt hiệu quả.

Ba là, thường xuyên nắm chắc số lượng và tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động tiếp cận, gặp gỡ trao đổi đối với đơn vị có đủ điều kiện thành lập tổ chức đảng, đoàn thể để chủ doanh nghiệp nắm được tình hình và chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương, từ đó tạo chuyển biến về nhận thức và sự đồng thuận của chủ doanh nghiệp.

Bốn là, tích cực đổi mới nội dụng, phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại hình; đề cao trách nhiệm nêu gương của tổ chức đảng, đoàn thể, đảng viên, đoàn viên, hội viên để làm cơ sở, tạo tiền đề vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp và người lao động.

Năm là, tập trung cao lãnh đạo đạo, chỉ đạo, hướng dẫn để tổ chức đảng, đoàn thể và đảng viên, đoàn viên, hội viên đồng thời chú trọng củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, đoàn thể hiện có; tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy, đoàn thể cấp trên trong việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, làm rõ mối quan hệ giữa cấp ủy với hội đồng quản trị, giám đốc và các đoàn thể, đồng thời định hướng hoạt động của tổ chức đảng, các đoàn thể phải gắn với lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ doanh nghiệp và người lao động.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất