Giải pháp nào hạn chế tiêu cực, tham nhũng?

Vụ “lãnh chúa” ở BHXH tỉnh Gia Lai (đã bị xử lý) cách đây vài năm về trước đã đặt ra cho các tổ chức đảng, các cơ quan có thẩm quyền vấn đề làm thế nào để hạn chế, giảm bớt sự độc đoán, chuyên quyền, tham nhũng của người đứng đầu các ngành, nhất là các ngành được tổ chức theo cơ cấu ngành dọc từ Trung ương đến địa phương mà không ảnh hưởng đến hoạt động của ngành và vẫn đảm bảo được sự lãnh đạo, quản lý trong công tác cán bộ của Đảng?    

Ở nước ta, người đứng đầu các ngành thường do bổ nhiệm, nên việc lựa chọn người tài, đức vào các vị trí lãnh đạo ở các ngành là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Nếu làm công tác cán bộ không tốt, bổ nhiệm người đứng đầu không đủ đức, đủ tài sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, bè phái, tham nhũng và không trọng dụng được người tài, không phát huy được trí tuệ, sức mạnh của tập thể.  Đồng thời, sẽ làm mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên, công chức cũng như người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành đó.  

Nếu ngành BHXH hằng năm tổ chức hội nghị đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm hoặc cao hơn có thể bầu chức danh Giám đốc BHXH tỉnh bằng hình thức bỏ phiếu kín trong toàn bộ cán bộ, đảng viên, công chức của ngành thì chắc chắn việc lựa chọn người đứng đầu sẽ có kết quả tốt hơn. Khi báo chí đưa tin một số quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng thí điểm tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo đã thu hút được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của dư luận xã hội. Vậy tại sao chúng ta không áp dụng cách thức này để lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài cho việc quản lý, lãnh đạo ở mỗi địa phương được tốt hơn; bảo vệ được quyền lợi của cán bộ, công chức và nhân dân lao động, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tham nhũng, tiêu cực nhằm tiến tới xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, văn minh như Đảng ta đã đề ra và đang quyết tâm thực hiện?

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất