Theo Khoản 2, Điều 21 Điều lệ Đảng hiện hành, “TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” thì việc xây dựng Đảng vững mạnh nên bắt đầu từ xây dựng, củng cố các TCCSĐ. Trong đó, đội ngũ đảng viên có vai trò trực tiếp và là nhân tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Củng cố TCCSĐ, xây dựng đội ngũ đảng viên bảo đảm tiêu chuẩn là một trong những nền tảng để xây dựng Đảng vững mạnh. Nhìn lại thực tiễn công tác củng cố, xây dựng TCCSĐ và đảng viên thời gian qua, cấp uỷ các địa phương đã có những giải pháp, cách thức triển khai phát huy vai trò của tổ chức đảng, đảng viên, được nhân dân tin tưởng, đồng thuận. Đây chính là tiền đề để Đảng tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16-6-2022 về tăng cường củng cố xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Tạp chí Xây dựng Đảng xin gửi tới bạn đọc loạt bài gồm ba kỳ về vấn...
Theo Khoản 2, Điều 21 Điều lệ Đảng hiện hành, “TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” thì việc xây dựng Đảng vững mạnh nên bắt đầu từ xây dựng, củng cố các TCCSĐ. Trong đó, đội ngũ đảng viên có vai trò trực tiếp và là nhân tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Củng cố TCCSĐ, xây dựng đội ngũ đảng viên bảo đảm tiêu chuẩn là một trong những nền tảng để xây dựng Đảng vững mạnh. Nhìn lại thực tiễn công tác củng cố, xây dựng TCCSĐ và đảng viên thời gian qua, cấp uỷ các địa phương đã có những giải pháp, cách thức triển khai phát huy vai trò của tổ chức đảng, đảng viên, được nhân dân tin tưởng, đồng thuận. Đây chính là tiền đề để Đảng tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16-6-2022 về tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Tạp chí Xây dựng Đảng xin gửi tới bạn đọc loạt bài gồm ba kỳ về vấn...
Để góp phần vào việc gìn giữ, phát huy tình cảm tốt đẹp, trong sáng giữa hai nước Việt - Lào, những đảng viên của Chi bộ Lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Quốc gia Lào đã không ngừng cố gắng, nỗ lực, luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên để đóng góp cho Đảng, cho đất nước.
Nhằm hỗ trợ đảng viên có hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn, thiếu vốn, có nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống, BTV Tỉnh uỷ Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đảng viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.
Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đảng viên là tế bào của Đảng, thành viên của TCCSĐ, là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. TCCSĐ là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Sự vững mạnh của các TCCSĐ là điều kiện bảo đảm cho sự vững mạnh của toàn Đảng và của cả hệ thống chính trị.
Những năm gần đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản xây dựng đội ngũ đảng viên, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các TCCSĐ và hệ thống chính trị ở cơ sở; bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của một số loại hình TCCSĐ.
Người có uy tín trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số có ảnh hưởng rất lớn đối với người dân trong làng, bản. Họ vừa là người lãnh đạo của quần chúng nhân dân trong làng, bản, vừa là quần chúng “đặc biệt” có uy tín và sự kính trọng của mọi người lại, vừa là cầu nối hết sức quan trọng giữa quần chúng nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc đấu tranh, ngăn chặn truyền đạo trái pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Sóc Trăng thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu; có diện tích tự nhiên 3.312 km2, với 72 km bờ biển; dân số hơn 1,3 triệu người, dân tộc thiểu số chiếm gần 36%, trong đó, dân tộc Khmer chiếm 30,71% (đông nhất cả nước với trên 400.000 người). Đảng bộ tỉnh, tính đến 31-12-2021, có 15 đảng bộ cấp trên cơ sở, 651 tổ chức cơ sở đảng (tăng 34 tổ chức cơ sở đảng so năm 2016), 37 đảng bộ bộ phận, 2.155 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở. Toàn tỉnh có 46.804 đảng viên (tăng 7.186 đảng viên so năm 2016); trong đó, có 15.491 đảng viên nữ (33,01%), 9.021 đảng viên là người dân tộc thiểu số (19,27%); 3.021 đảng viên có tôn giáo (6,45%).
Tỉnh Bình Phước hiện có 21 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy (gồm 11 đảng bộ huyện, thị, thành phố, 3 đảng bộ lực lượng vũ trang, 1 Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, 6 đảng bộ công ty cao su); có 732 TCCSĐ (263 đảng bộ cơ sở, 469 chi bộ cơ sở), 2.415 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 38.178 đảng viên. Thực hiện Quy định số 69-QĐ/TW ngày 13-2-2017 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối, tỉnh Bình Phước đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Hiện nay, các cấp ủy, tổ chức đảng đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2022-2025 theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Xuất phát từ thực trạng nhiệm kỳ bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chưa cùng thời điểm với nhiệm kỳ đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn; một số địa phương bí thư chi bộ được giới thiệu để bầu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không trúng cử; một số trường hợp trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chưa là đảng viên. Do đó, một số địa phương đã chủ động gắn công tác chuẩn bị nhân sự đại hội với thực hiện chủ chương bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
Để kịp thời nắm thực trạng tổ chức đảng và đảng viên tại địa bàn có nhà chung cư của Thành phố, Ban Tổ chức Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch, tổ chức khảo sát nhằm tham mưu BTV Thành uỷ định hướng lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn.