Đảng ủy Kho K1 (Cục Kỹ thuật Quân khu 4) xác định, để xây dựng đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, vấn đề mấu chốt là phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, chi bộ.
Thiếu trách nhiệm, giảm sức chiến đấu, chưa đầu tư đúng mức cho công tác xây dựng đảng... là những nguyên nhân cơ bản được chỉ ra tại 5 tổ chức cơ sở đảng hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ năm 2018 ở Ðảng bộ huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Ban Thường vụ Huyện ủy đang chỉ đạo quyết liệt để củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng này.
Huyện Đam Rông được thành lập ngày 30-12-2004 trên cơ sở sáp nhập 5 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 3 xã của huyện Lạc Dương. Thời điểm mới thành lập, huyện có 48 thôn đều thuộc diện đặc biệt khó khăn với dân số hơn 30.630 người, gồm 14 dân tộc sinh sống, chủ yếu là đồng bào DTTS; số hộ nghèo toàn huyện chiếm trên 70%.
Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 2-2-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, trong những năm qua Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết, đề án, văn bản chỉ đạo để cụ thể hóa Nghị quyết số 22 ở Đảng bộ tỉnh. Cấp ủy các cấp đã xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án chuyên sâu để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nói chung, sinh hoạt chuyên đề nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Từ những kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề, Chi bộ Chính trị - Hậu cần thuộc Đảng bộ Công an TP. Quy Nhơn đã rút ra một số kinh nghiệm.
Mường Nhà là một trong những xã miền núi, biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Đảng bộ xã hiện có 189 đảng viên sinh hoạt ở 19 chi bộ trực thuộc (trong đó có 14 chi bộ bản và 5 chi bộ trường học). Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, Đảng ủy xã xác định phải đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ trực thuộc và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt nhiều nhiệm kỳ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”; “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”. Thấm nhuần lời dạy của người, nhiều năm qua, từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tuy nhiên, thực tế sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn còn nặng về hình thức, chất lượng chưa cao, cần có giải pháp khắc phục. Tạp chí Xây dựng Đảng xin điểm lại một số cách làm mới của một số địa phương để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Văn Yên là một huyện vùng núi phía bắc của tỉnh Yên Bái, có 26 xã, 1 thị trấn, 357 thôn, tổ dân phố. Đảng bộ huyện Văn Yên hiện có 56 tổ chức cơ sở đảng với tổng số 6.704 đảng viên. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đã đạt đạt nhiều kết quả quan trọng.
Huổi Lèng là xã miền núi của huyện Mường Chà (Điện Biên), những năm qua, Đảng bộ xã luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, từ đó khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong mỗi cán bộ, đảng viên.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để xây dựng Ðảng bộ tỉnh Lâm Đồng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên trong tỉnh.